Thái Nguyên: Chuỗi sai phạm của Công ty CP Yên Phước
Từ 2018 đến năm 2021, Công ty Cổ phần Yên Phước liên tục bị UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định xử phạt do vi phạm các trong hoạt động khai thác khoáng sản than tại Mỏ than Minh Tiến, xã Minh Tiến và xã Na Mao, huyện Đại Từ.
Liên tục bị xử phạt do vi phạm
Các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành 05 đợt kiểm tra đối với hoạt động khai khoáng và những dấu hiệu vi phạm của Công ty Cổ phần Yên Phước. Những phản ánh, kiến nghị của Nhân dân đã được quan tâm giải quyết, những tồn tại hạn chế, vi phạm trong hoạt động khai khoáng của Công ty Cổ phần Yên Phước tại Mỏ than Minh Tiến, xã Minh Tiến và xã Na Mao, huyện Đại Từ đã được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định. Tổng giá trị tiền phạt gần 600 triệu đồng.
Cụ thể: Cuối năm 2018, theo nội dung phản ánh của các phương tiện truyền thông tin đại chúng và kiến nghị của Nhân dân khu vực khai thác về việc tràn bùn thải của Mỏ than Minh Tiến gây ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoảng sản và bảo vệ môi trường đối với Mỏ than Minh Tiến. Kết quả kiểm tra cho thấy, Mỏ than Minh Tiến do Công ty Cổ phần Yên Phước khai thác đã có 03 hành vi vi phạm đó là: Không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường; không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định; khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ với trường hợp khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên.
Vào cuối năm 2019, UBND xã Na Mao tiếp tục có phản ánh về việc xuất hiện có nhiều vết nứt đất, sạt trượt khu vực sát chân bãi đổ thải của Công ty Cổ phần Yên Phước. UBND huyện Đại Từ đã tổ chức kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh về việc phát hiện tình trạng nứt đất, sạt trượt đất. Sau khi xem xét báo cáo của UBND huyện Đại Từ, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Đại Từ chủ động phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân của việc nứt đất, sạt trượt đất tại khu vực xóm Ao Soi, xã Na Mao, huyện Đại Từ và đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho cuộc sống sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
Tiếp đó ngày 04/5/2020, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1572/UBND-CNN về việc kiểm tra các hoạt động tại Mỏ than Minh Tiến, huyện Đại Từ giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra (hoặc thanh tra) việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động tại mỏ than Minh Tiến của Công ty Cổ phần Yên Phước; kiến nghị xử lý các vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra đã phát hiện ra 05 hành vi vi phạm của Công ty Cổ phần Yên Phước đó là: Khai thác không đúng thông số về chiều cao tầng của hệ thống khai thác đã xác định trong thiết kế mỏ; tổng diện tích đã khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 0,1 ha; sử dụng 189.844 m2 đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai; không thu gom chất thải nguy hại theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm môi trường xung quanh; hộ chiếu nổ mìn lập không đầy đủ nội dung.
Cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc
Sau khi Bộ Công an vào cuộc điều tra đã làm rõ trong hoạt động khai thác, kinh doanh của doanh nghiệp này. Các sai phạm không chỉ dừng lại ở nội dung liên quan đến hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản, ô nhiễm môi trường, sạt lở...Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam 12 bị can có hành vi “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” tại Mỏ than Minh Tiến, thuộc các xã: Na Mao, Minh Tiến và Phú Cường, Đại Từ.
Theo giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp năm 2014, thì Công ty được khai thác với trữ lượng 8.500 tấn/năm, thời hạn khai thác đến năm 2031, tổng trữ lượng được phép khai thác là 136.000 tấn. Tuy nhiên, năm 2019, Công ty ký kết hợp đồng với đại diện Công ty Đông Bắc Hải Dương, cho Công ty Đông Bắc Hải Dương khai thác, chế biến tại Mỏ than Minh Tiến, với khối lượng khai thác ít nhất 400.000 tấn/năm, giá thành khai thác 1 tấn than thành phẩm là 450.000 đồng, thời gian khai thác trong 5 năm kể từ ngày ký.
Ngay từ khi ký hợp đồng, bị can Châu Thị Mỹ Linh (Tổng Giám đốc Công ty CP Yên Phước) đã để Công ty Đông Bắc Hải Dương khai thác gấp 47 lần công suất cho phép. Theo đó, từ tháng 3-2019 đến tháng 8-2021, Công ty Đông Bắc Hải Dương đã khai thác sản lượng khoảng 2 triệu tấn than nguyên khai. Bình quân hằng năm, lượng than Công ty này khai thác lậu gấp hơn 120 lần số lượng được phép khai thác.
Để qua mắt cơ quan chức năng, các bị can trong đường dây này đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, trong đó có lập khống hồ sơ nghiệm thu, báo cáo số lượng khai thác với UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường với sản lượng hằng năm đúng bằng với số lượng được cấp phép khai thác.
Phần còn lại, hàng triệu tấn than khai thác lậu được các đối tượng tổ chức tiêu thụ trái phép nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên môi trường, phí bảo vệ môi trường. Theo số liệu điều tra ban đầu, số than khai thác lậu mà Công ty CP Yên Phước bán cho Công ty Đông Bắc Hải Dương là hơn 1 triệu tấn, thu về số tiền trên 121 tỷ đồng.
Từ kết quả điều tra này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại Công ty CP Yên Phước, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị có liên quan đến đường dây khai thác, mua bán hàng triệu tấn than trái phép tại Mỏ than Minh Tiến; đồng thời khởi tố và bắt tạm giam 12 bị can liên quan để điều tra, làm rõ những vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
H.T
Tin mới
Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền trong nhập và xuất hàng dự trữ quốc gia
Tại dự thảo 1 luật sửa 7 luật, trong đó đối với Luật Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung 2 nhóm chính sách chính liên quan đến thẩm quyền trong việc nhập - xuất hàng dự trữ quốc gia. Điều này, sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực thi Luật Dự trữ quốc gia.
TP. Hồ Chí Minh: Đã có gần 20.000 trẻ từ 1-5 tuổi được tiêm bổ sung vaccine sởi
Trong 10 ngày đầu của chiến dịch (từ ngày 31/8 - 9/9), đã có 19.821 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số 60.733 trẻ thuộc diện tiêm.
Vĩnh Phúc báo động số II trên sông Hồng tại địa phận các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh báo động II trên sông Hồng cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Người dân, Đắk Lắk hỗ trợ lũ lụt miền Bắc do Bão yagi số 3 gây ra
Người dân, học sinh tỉnh Đắk Lắk mang hàng trăm thùng hàng nhu yếu phẩm, thuốc… cùng tấm lòng mong người dân miền Bắc vượt qua lũ lụt, trở lại cuộc sống thường nhật.
Doanh nghiệp bảo hiểm gấp rút bồi thường, chi trả thiệt hại do bão số 3
Trước những thiệt hại về người và tài sản của khách hàng sau cơn bão số 3, các doanh nghiệp bảo hiểm đang nỗ lực rà soát, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục bồi thường.
Toyota sẽ giảm sản xuất ôtô điện xuống 33%
Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã hạ thấp mục tiêu về ôtô điện, tuyên bố rằng họ sẽ đạt 1 triệu xe điện vào năm 2026, tức là giảm 33%.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường