Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tài nguyên nước toàn cầu: Cần thiết lập chuẩn mực đạo đức, cơ chế và ứng xử

Hội nghị gồm các phiên khai mạc và bế mạc, 06 phiên toàn thể và 05 phiên đối thoại về các chủ đề: Nước vì sức khỏe; Nước vì sự phát triển bền vững; Nước vì biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu và môi trường; Nước vì hợp tác; Thập kỷ hành động về nước.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại phiên toàn thể Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023 (Hội nghị), sáng 22/03 (giờ địa phương), diễn ra tại New York, Hoa Kỳ.

Hội nghị là cơ hội để các quốc gia cùng thảo luận, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả triển khai Thập kỷ Hành động "Nước vì phát triển bền vững"; tìm kiếm các sáng kiến mới, đưa ra những cam kết và các chương trình hành động toàn cầu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tiếp tục hợp tác với các nước về trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tiếp tục hợp tác với các nước về trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước. Ảnh VGP/Minh Khôi.

Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự thay đổi lớn, căn bản trong nhận thức của nhân loại về vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với các thế hệ hôm nay, mai sau.

Hội nghị gồm các phiên khai mạc và bế mạc, 06 phiên toàn thể và 05 phiên đối thoại về các chủ đề: Nước vì sức khỏe; Nước vì sự phát triển bền vững; Nước vì biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu và môi trường; Nước vì hợp tác; Thập kỷ hành động về nước.

Tại phiên toàn thể, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ mối quan tâm, lo ngại trước thực tế, gần 1/3 dân số thế giới đang sống ở các quốc gia bị căng thẳng hoặc khan hiếm nước. Tổ chức Khí tượng thế giới dự báo, đến năm 2050, sẽ có hơn 5 tỷ người gặp khó khăn về tiếp cận nước. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, 40% dân số thế giới bị ảnh hưởng do thiếu và khan hiếm nước. Dịch bệnh liên quan đến ô nhiễm nước có thể làm mất đi 7-10% GDP toàn cầu.

"Bảo vệ tài nguyên nước chính là bảo vệ hành tinh, bảo vệ sự sống của con người cùng với những thành tựu kinh tế-xã hội, giá trị văn hóa, lịch sử đã được các thế hệ phát triển, vun đắp qua hàng nghìn năm qua", Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, tài nguyên nước đang phải chịu những áp lực to lớn chưa từng có do tính chất ngày càng cực đoan của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm, nguy cơ cạn kiệt do việc khai thác và sử dụng thiếu bền vững. Do đó, nhân loại cần hành động ngay trước khi quá muộn.

Chương trình nghị sự về nước phải được đặt ở vị trí quan trọng trong phát triển bền vững như đối với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.

Hoạt động phục hồi tài nguyên nước phải được thực hiện trong mối quan hệ toàn diện, tổng thể cùng với nỗ lực toàn cầu về phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng cho rằng cần có khuôn khổ pháp lý toàn cầu dựa trên khoa học để định hướng, điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng bền vững, phục hồi nguồn nước.

Đồng thời khẩn trương hình thành các trung tâm khoa học và công nghệ toàn cầu, khu vực về nước; xây dựng mạng lưới quan trắc, phát triển cơ sở dữ liệu về nước; quy hoạch khai thác sử dụng, cải thiện chất lượng nguồn nước cho các sông xuyên biên giới.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lắng nghe và chia sẻ với các diễn giả tại phiên toàn thể về các giải pháp khai thác, sử dụng bền vững, phục hồi nguồn nước trên toàn cầu - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lắng nghe và chia sẻ với các diễn giả tại phiên toàn thể về các giải pháp khai thác, sử dụng bền vững, phục hồi nguồn nước trên toàn cầu. Ảnh VGP/Minh Khôi.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị hình thành các tổ chức, cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc như ủy ban khoa học về nước xuyên biên giới, hội đồng sông quốc tế; thành lập quỹ tài chính lưu vực sông xuyên biên giới hoặc mở rộng chức năng tài chính lưu vực sông cho Quỹ môi trường toàn cầu.

"Chúng ta phải thiết lập một chuẩn mực đạo đức xã hội trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước, đặc biệt là nước xuyên biên giới theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, hợp lý, tôn trọng quyền và lợi ích của các nước trong lưu vực", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chủ trương, giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ hiệu quả, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước, bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030.

Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện, củng cố khung thể chế, chính sách, bảo đảm người dân được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh; cam kết bảo đảm phát huy tối đa lợi ích mà nước mang lại đồng thời giảm thiểu các tác hại liên quan đến nước góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Cụ thể, 100% các lưu vực sông lớn ở Việt Nam được điều hoà phân bổ nguồn nước nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước thông qua các quy hoạch tài nguyên nước. Đến năm 2030, 100% hộ gia đình ở thành thị được tiếp cận nước sạch theo quy chuẩn.

Phó Thủ tướng khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tiếp tục hợp tác với các nước về trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; tham gia các chương trình hành động, sáng kiến hợp tác về nước, an ninh nguồn nước; tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin dữ liệu xuyên biên giới, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước, góp phần cho nỗ lực toàn cầu vì một thế giới phát triển bền vững.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về thăm Đền Hùng, 62 năm Người về thăm Nhà máy Supe Lâm Thao: Khắc ghi lời Bác, xứng danh “Đơn vị Anh hùng”
Kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về thăm Đền Hùng, 62 năm Người về thăm Nhà máy Supe Lâm Thao: Khắc ghi lời Bác, xứng danh “Đơn vị Anh hùng”

Trong hành trình 70 năm Đảng bộ và Nhân dân Phú Thọ thực hiện lời dạy thiêng liêng của Bác, Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) luôn là điểm sáng, góp phần xây dựng đất Tổ Hùng Vương và tham gia phát triển công nghiệp đất nước.

Hà Tĩnh tiếp nhận hơn 46,7 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh phía Bắc bị bão lũ
Hà Tĩnh tiếp nhận hơn 46,7 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh phía Bắc bị bão lũ

Tính đến hết ngày 18/9, Ban Vận động Quỹ Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận ủng hộ bằng hình thức chuyển khoản, tiền mặt và hiện vật với tổng trị giá hơn 46,7 tỷ đồng.

TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát
TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát

Sáng nay (19/9), TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 đối với vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Bến Tre phát triển bền vững ngành dừa
Bến Tre phát triển bền vững ngành dừa

Thống kê mới nhất, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Bến Tre có hơn 79.000 ha dừa, đã xuất khẩu sáng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu về hằng năm gần 500 triệu USD.

Ông Lê Thanh Phương được bổ nhiệm làm Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh
Ông Lê Thanh Phương được bổ nhiệm làm Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh

Kho bạc Nhà nước đã công bố quyết định của Bộ Tài chính về việc điều động, bổ nhiệm ông Lê Thanh Phương, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Nam giữ chức vụ Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh.

Công an TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây mua bán hơn 2,5 tấn xyanua
Công an TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây mua bán hơn 2,5 tấn xyanua

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Thành Huy (sinh năm 1989, quê Bình Định) và Ngô Thị Như Huệ (sinh năm 1985, ngụ quận 12, Trưởng phòng kinh doanh của Công ty TNHH Hóa chất Nam Phương) về tội Mua bán trái phép chất độc.