Phát triển tài nguyên nước, với trọng tâm là phục hồi tài nguyên nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Trước thực trạng nguồn nước đang suy thoái nặng nề, dự thảo Luật lần này cần bổ sung thêm khái niệm về phục hồi và bảo vệ tài nguyên nước hoặc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, với trọng tâm là phục hồi tài nguyên nước; đồng thời nghiên cứu quy định về tuần hoàn nước để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.
Phát biểu về Luật Tài nguyên nước sửa đổi, tại Phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 15/03, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Trước thực trạng nguồn nước đang suy thoái nặng nề, dự thảo Luật lần này cần bổ sung thêm khái niệm về phục hồi và bảo vệ tài nguyên nước hoặc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, với trọng tâm là phục hồi tài nguyên nước; đồng thời nghiên cứu quy định về tuần hoàn nước để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.
Trình bày dự án Luật Tài nguyên nước sửa đổi, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước.
Một số quy định của Luật 2012 còn giao thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước…
Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh sự cần thiết phải cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Trong đó, cần nghiên cứu, sửa đổi ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) theo hướng bổ sung, hoàn thiện các chính sách đã ban hành. Điều này nhằm mục đích hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, đảm bảo minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia; trọng phòng phòng ngừa, kiểm tra giám sát và phục hồi các nguồn nước bị suy suy thoái, kiệt quệ và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương giải quyết các chồng chéo, xung đột pháp luật.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước như Tờ trình của Chính phủ nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng tránh và giảm thiểu rủi ro thiên tai…
Dự thảo Luật cần tập trung làm rõ hơn quan điểm về chủ động tích nước, trữ nước; điều tiết, bảo đảm đủ nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nguồn nước, bảo đảm thống nhất, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương; và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều nước; thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước; ứng dụng KH&CN trong quản trị, phát triển tài nguyên nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng thông tin, dự án Luật đã được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, tương đối toàn diện và hoàn chỉnh. Tán thành việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, thể chế hóa đầy đủ Kết luận số 36 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, thực tế, hệ thống pháp luật về tài nguyên nước vẫn còn bất cập, chồng chéo, chưa rõ cơ chế phối hợp, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan liên quan, gây khó khăn cho quá trình thực thi, triển khai, áp dụng. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa tháo gỡ được các khó khăn này.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị cần có những quy định phân định rõ trách nhiệm, đảm bảo sự thống nhất, tính khả thi trong quy định pháp luật. Về ưu tiên áp dụng Luật Tài nguyên nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chỉ rõ, đối chiếu với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và qua rà soát các văn thì có khoảng 48 Luật có quy định khác với Luật Tài nguyên nước. Do đó, phải khắc phục vấn đề này để tránh vướng mắc khi thực hiện.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý thêm các quy định về các loại quy hoạch cần sắp xếp lại bảo đảm logic, đối với từng loại quy hoạch sắp xếp theo thứ tự từ căn cứ, nguyên tắc lập quy hoạch, hồ sơ điều chỉnh, trách nhiệm thẩm định, phê duyệt quy hoạch, tổ chức thực hiện, trách đối với từng quy hoạch…
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải tiếp tục rà soát dự thảo Luật để khắc phục tối đa các chồng chéo, xung đột pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm chính sách về mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về tài nguyên nước tại Điều 6 để tương thích và thống nhất với Công ước quốc tế về sử dụng các nguồn nước liên quốc gia và Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời, tiếp tục rà soát đối chiếu với các quy định của Luật Thủy lợi.
Cần xem xét bổ sung và giải thích một số thuật ngữ được sử dụng xuyên suốt cả dự án luật như “phát triển tài nguyên nước”, “phục hồi nguồn nước”, “bổ sung nước nhân tạo”, “tích trữ nước”, “quy hoạch tổng thể điều tra tài nguyên nước”, “quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh”, “cơ sở về hạ tầng tài nguyên nước”; lưu ý sử dụng thống nhất các thuật ngữ như về an ninh nguồn nước hay an ninh tài nguyên nước.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu, rà soát để bổ sung chức năng rất quan trọng của nguồn nước là chức năng phòng chống thiên tai như thoát lũ, chứa lũ; điều hòa, chống úng, chống ngập; hành lang bảo vệ nguồn nước; bổ sung khái niệm hành lang thoát lũ; quy định cụ thể hơn về phân cấp và lội trình xác định dòng chảy tối thiểu; khái niệm về chỉnh trị sông, nạo vét, phục hồi lòng dẫn; nghiên cứu quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn để các tổ chức, các cá nhân, các doanh nghiệp phấn đấu đạt được…
Theo Chủ tịch Quốc hội, các quy định mà ở trong phần điều hòa, phân phối tài nguyên nước vẫn chủ yếu tập trung vào các các quy hoạch khai thác. Trong khi duy trì khai thác dưới đất cần có các điều khoản để bảo vệ việc bổ sung tự nhiên nguồn nước dưới mặt đất, thu nước mưa trên bề mặt hạn chế bê tông hóa hoàn toàn bề mặt.
Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần cố gắng có những quy định để có cạnh tranh, vai trò các thành phần kinh tế trong khai thác và trong sử dụng người tài nguyên nước và theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội đề nghị là nên cân nhắc bổ sung quy định về tái sử dụng nước trong dự thảo và các khái niệm như về tái sử dụng nước, cải tạo nước và tuần hoàn nước…
Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ thực trạng nguồn nước chúng ta đang bị suy thoái rất nặng nề, do đó tại chương 3 dự thảo Luật quy định về Bảo vệ tài nguyên nước cần bổ sung thêm khái niệm về phục hồi và bảo vệ tài nguyên nước hoặc bảo vệ phát triển tài nguyên nước. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thực trạng đã bị suy yếu, suy giảm thì chúng ta phải có trách nhiệm phục hồi, phục vụ tài nguyên nước.
PV (t/h)
Tin mới
Đà Nẵng: Cho thuê 1 ha đất vàng giá 1.336 tỷ, 2 lần gọi mời nhưng không có khách
Khu đất có ký hiệu A1-2-1, thuộc vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển - đường Phạm Văn Đồng, đấu giá theo hình thức trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê, số tiền khoảng 1.336 tỷ đồng, đưa ra đấu giá 2 lần nhưng không thành...
Quảng bá sản phẩm và ẩm thực Việt Nam tại Lễ hội Đoàn ngoại giao
Nối tiếp thành công của các kỳ lễ hội trước, năm nay Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan đã tổ chức 2 gian hàng để quảng bá trái cây tươi, nông sản thực phẩm khô, chế biến và các món ăn thương hiệu Việt tại Lễ hội Đoàn Ngoại giao (Embassy Festival).
Thaco xuất khẩu thân xe sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
Tại cảng Chu Lai (Quảng Nam), THACO AUTO vừa xuất khẩu lô body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Kia Ấn Độ. Đây là lô hàng đầu tiên theo Hợp đồng hợp tác sản xuất và xuất khẩu được hai bên ký kết trước đó với tổng doanh thu gần 50 triệu USD.
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 511 vụ trong tháng 8 năm 2024
Trong tháng 8/2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra 511 vụ, thu nộp ngân sách số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Cảnh báo mưa lũ và sạt lở đất tại 16 tỉnh, thành phía Bắc
Trong 6h tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc 16 tỉnh, thành phố gồm Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bãi, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Cách lái xe an toàn vượt qua vùng nước chảy xiết mùa mưa lũ
Mưa lũ thường kéo theo nước chảy xiết qua các con đường gần vùng núi hoặc đập tràn, gây nguy hiểm cho các phương tiện. Dưới đây là một số hướng dẫn lái xe an toàn cho các tài xế khi buộc phải đi qua các đoạn đường này.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường