TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát
Sáng nay (19/9), TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 đối với vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
Theo đó, các bị cáo Trương Mỹ Lan, Trương Khánh Hoàng, Nguyễn Phương Anh, Trịnh Quang Công bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Vũ Anh Thi và Bùi Anh Dũng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.
Các bị cáo Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Bùi Đức Khoa, Thái Thị Thanh Thảo, Ngô Thanh Nhã, Trương Thị Kim Lài, Kwok Hakman Oliver, Trần Thị Thúy Ái, Phạm Thị Thúy Hằng, Đặng Phương Hoài Tâm, Phan Chí Luân, Trần Văn Tuấn, Trần Thị Lan Chi, Trần Đình Hưng, Huỳnh Phong Phú, Vũ Quốc Tuấn, Đinh Thị Ngọc Thanh, Lý Quốc Trung, Phạm Hoa Đăng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric), Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên và Trần Xuân Phượng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội rửa tiền.
Bị cáo Tô Thị Anh Đào bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo một loạt các hành vi gian dối, bao gồm việc phát hành 308.691.388 trái phiếu "khống" thông qua các Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra, với tổng giá trị hơn 30.000 tỉ đồng.
Số trái phiếu này được phát hành nhằm huy động vốn từ 35.824 nhà đầu tư nhưng sau đó số tiền này lại không được sử dụng cho mục đích ban đầu mà được chuyển sang các mục tiêu khác, khiến các công ty này mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Từ năm 2018 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng thông qua nhiều hành vi gian lận và phát hành trái phiếu bất hợp pháp.
Bà Lan cũng chỉ đạo việc rút và chuyển số tiền này ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc phi pháp của tài sản, sử dụng số tiền để chi trả các khoản nợ nội bộ và chuyển tiền ra nước ngoài thông qua các hợp đồng mua bán và tư vấn "khống".
Từ năm 2012 - 2022, thông qua các hợp đồng "khống", nhóm của Trương Mỹ Lan đã chuyển một số lượng tiền khổng lồ, ước tính khoảng 4,5 tỉ USD (tương đương hơn 106.000 tỉ đồng), từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại.
Ở giai đoạn một vụ án, bà Lan bị xác định trong 10 năm thâu tóm SCB đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi.
Tháng 4/2024, TAND TP. Hồ Chí Minh tuyên phạt bà Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bị cáo phải chấp hành án tử hình.
Bà Lan và nhiều bị cáo đã kháng cáo bản án này, song phiên tòa phúc thẩm chưa ấn định ngày xét xử.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, có gần 100 luật sư tham dự phiên tòa, đại diện bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho những người liên quan. Bên cạnh đó, tòa án còn triệu tập hơn 500 tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để làm rõ các khía cạnh pháp lý của vụ án.
Để chuẩn bị cho phiên xét xử, TAND TP. Hồ Chí Minh đã bố trí thêm gần 1.000 chỗ ngồi tại khu vực sân tòa án. Đặc biệt, tòa án đã lắp đặt màn hình LED lớn để truyền trực tiếp hình ảnh và âm thanh từ bên trong phòng xử án ra khu vực bên ngoài.
Hoàng Bách(t/h)
Tin mới
TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát
Sáng nay (19/9), TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 đối với vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
Bến Tre phát triển bền vững ngành dừa
Thống kê mới nhất, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Bến Tre có hơn 79.000 ha dừa, đã xuất khẩu sáng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu về hằng năm gần 500 triệu USD.
Ông Lê Thanh Phương được bổ nhiệm làm Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh
Kho bạc Nhà nước đã công bố quyết định của Bộ Tài chính về việc điều động, bổ nhiệm ông Lê Thanh Phương, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Nam giữ chức vụ Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh.
Công an TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây mua bán hơn 2,5 tấn xyanua
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Thành Huy (sinh năm 1989, quê Bình Định) và Ngô Thị Như Huệ (sinh năm 1985, ngụ quận 12, Trưởng phòng kinh doanh của Công ty TNHH Hóa chất Nam Phương) về tội Mua bán trái phép chất độc.
Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Đảng ta nhận thức sâu sắc và khẳng định vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, coi việc củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo đảm vững chắc sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tháng 9 và quý IV/2024.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9