HNY
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, sản phẩm “Dầu gội đầu nhãn hiệu Bi bop” không được phép lưu thông trên thị trường (Ảnh: PV)

Cụ thể, tại văn bản số 2601/QLD-MP (ngày 23/3/2021) của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế trả lời cơ quan báo chí về thông tin liên quan đến số công bố 842980/15/CBMP-QLD của sản phẩm “Dầu gội đầu nhãn hiệu Bi Bop”. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, Cho đến nay, Cục Quản lý Dược không cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm số 842980/15/CBMP-QLD cho bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm hay doanh nghiệp nào. Do vậy, sản phẩm “Dầu gội đầu nhãn hiệu Bộ bop” với thông tin số công bố 842980/15/CBMP-QLD ghi trên nhãn không được phép lưu thông trên thị trường, không được phép quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Một phần văn bản
Một phần văn bản số 2601/QLD-MP (Ảnh: PV)

Ngoài ra, Cục Quản lý Dược cũng cho biết, đơn vị không phải là cơ quan có thẩm quyền cấp phép đối với hoạt động quảng cáo mỹ phẩm, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm.

Liên quan đến sản phẩm “Dầu gội đầu nhãn hiệu Bi Bop”, Trước đó, như Thương hiệu và Công Luận đã thông tin, qua nguồn tin của phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Công Luận, khoảng 14h ngày 16/3/2021, Đội Quản lý thị trường (QLTT) Số 17, Cục QLTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Cơ sở kinh doanh Mỹ phẩm có địa chỉ tại số 19 Nhân Hòa, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, do bà Vũ Thị Minh Trang làm chủ cửa hàng.

HGB
 Qua nguồn tin của phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Công Luận, Đội Quản lý thị trường (QLTT) Số 17, Cục QLTT Hà Nội đã phát hiện hàng chục nghìn sản phẩm mang nhãn hiệu BIBOP có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (Ảnh: PV)

Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện 16.029 sản phẩm mang nhãn hiệu BIBOP như Bi Bop professional a washing color, Bi Bop professinal a washing black, Bi Bop professional, và nhiều sản phẩm mỹ phẩm khác đang được lưu trữ, ước tính giá trị lên đến hơn 4 tỷ đồng. Tuy nhiên qua kiểm tra, chủ cơ sở không cung cấp được những giấy tờ liên quan đến những sản phẩm trên. Ngoài ra, chủ hàng khai nhận, toàn bộ số hàng trên là mua của Công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư Thương mại Quốc Đạt – MSDN: 0109529955

Ông Lê Việt Phương, Đội phó, Đội QLTT Số 17, Cục QLTT TP. Hà Nội cho biết, qua kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện trên sản phẩm có nhãn gốc bằng chữ nước ngoài không có xuất xứ của hàng hóa, có mã vạch là đầu số 49 (của Nhật Bản), sau đó sản phẩm được dán nhãn phụ thể hiện tên và địa chỉ của công ty và ghi Made in Japan, nhưng qua kiểm tra thì công ty không có thật, ngoài ra nhãn thể hiện trên bao bì ngoài (thùng to đựng nhiều sản phẩm) thì thể hiện là Made in China. Toàn bộ các sản phẩm tại đây đều có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật.

Hiện, lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng trên, để xử lý theo quy định.

Hoàng Dương - Nguyễn Tùng