Hướng dẫn nhằm giúp các tổ chức quản lý bối cảnh Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) phức tạp, tuân thủ các yêu cầu công khai và đo lường, báo cáo, truyền đạt chính xác các hoạt động của tổ chức.
Trong một thập kỷ qua, tỷ lệ các quy định liên quan đến ESG trên toàn cầu đã tăng 155%, bao gồm Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp của EU (CSRD), Luật Nô lệ Hiện đại của Anh, các yêu cầu công khai IFRS S1 và S2 của Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Quốc tế (ISSB), Nguyên tắc Triển khai ESG của ISO nhằm cải thiện sự hiểu biết, cung cấp hướng dẫn hành động để tạo điều kiện báo cáo nhất quán, áp dụng cho các tổ chức thuộc mọi quy mô và ngành, từ doanh nghiệp nhỏ đến tập đoàn đa quốc gia, bao gồm các đơn vị tư vấn ESG, các viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ.
Các nguyên tắc này được thiết kế để hỗ trợ các thực hành bền vững minh bạch và hiệu quả thông qua một cấu trúc tiêu chuẩn hóa, cung cấp cho các tổ chức tất cả thông tin cần thiết để đạt được các mục tiêu ESG của mình, bất kể họ đang ở giai đoạn nào trong hành trình. Tài liệu này tạo điều kiện tích hợp các nguyên tắc ESG vào văn hóa tổ chức, xây dựng một hệ thống thực hiện và báo cáo hiệu quả hơn. Bằng cách giải quyết các tác động môi trường (như tính toán lượng khí thải và quản lý chất thải), các vấn đề xã hội (như tính đa dạng và quyền con người) và các thực hành quản trị (minh bạch và tuân thủ quy định), các tổ chức có thể áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện. Điều này khuyến khích chiến lược tăng trưởng bền vững cân bằng, giúp thúc đẩy tiến bộ hướng tới một thế giới bền vững hơn.
Các nguyên tắc này được xây dựng bởi nhóm hợp tác của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia bao gồm Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI), Hội đồng Tiêu chuẩn Canada (SCC) và Hiệp hội Tiêu chuẩn Kỹ thuật Braxin (ABNT), bao gồm ý kiến của hơn 1.900 chuyên gia trong ngành đến từ 128 quốc gia. Các nguyên tắc cung cấp cấu trúc cấp cao để giúp các tổ chức tích hợp các yêu cầu ESG hiện có, thiết lập các chỉ số hiệu suất chính (KPI) có thể đo lường và đánh giá mức độ trưởng thành trong các thực hành ESG.
Ấn phẩm ra đời trong bối cảnh ngày càng có nhiều sự giám sát về việc thực hiện ESG và lo ngại rằng các công bố ESG trên toàn cầu thiếu nhất quán và có sự khác biệt lớn giữa các khu vực pháp lý, quy mô công ty và ngành. Kết quả là, toàn cảnh các công bố có thể gây khó khăn cho các tổ chức khi xử lý các khuôn khổ đa dạng, dẫn đến sự không nhất quán trong báo cáo và cản trở khả năng so sánh giữa các ngành.
Nguyên tắc Triển khai ESG của ISO được thiết kế để: Hỗ trợ quản lý thực thi ESG; Củng cố đo lường và báo cáo theo các khung công bố hiện có để có sự được nhất quán, khả năng so sánh và độ tin cậy của báo cáo và thực hành ESG trên toàn cầu; Tạo điều kiện cho khả năng tương tác bằng cách tiệm cận với các tiêu chuẩn báo cáo hiện có, tạo lập cách tiếp cận hài hòa trong tuân thủ ESG giữa các quốc gia; Thúc đẩy tính nhất quán toàn cầu, hỗ trợ truyền tải rõ ràng các nỗ lực bền vững trên toàn thế giới.
Ngọc Bích