1. Người nước ngoài có được mua đất tại Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 4 - , quy định về các đối tượng là người sử dụng đất ở Việt Nam bao gồm:
(i) Tổ chức trong nước gồm:
- Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế theo quy định của , trừ trường hợp quy định tại khoản (vii) Mục này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế).
(ii) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
(iii) Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân).
(iv) Cộng đồng dân cư.
(v) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
(vi) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
(vii) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, người nước ngoài không thuộc đối tượng được sở hữu đất tại Việt Nam. Do đó, người nước ngoài sẽ không thể đứng ra mua đất và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
File word Đề cương so sánh Luật Đất đai 2024 với Luật Đất đai 2013 (30 trang) |
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ [Cập nhật 2024] |
File Word Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024] |
Giải đáp câu hỏi: Người nước ngoài có được mua đất tại Việt Nam
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 8 , đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau:
(i) Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân trong nước.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 .
(ii) Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 .
3. Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là khi nào?
Căn cứ Điều 12 , thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được quy định như sau:
(i) Trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
(ii) Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản (iv) Mục này thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(iii) Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi đã nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(iv) Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
(v) Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
(vi) Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
(vii) Giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản (ii), (iii) và khoản (iv) Mục này phải tuân thủ điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của .
TH. Thủy (Nguồn: //thuvienphapluat.vn/