1. Chùa Cổ Lễ cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km; được xây dựng từ thế kỷ 12 thời Lý Thần Tôn với hiệu là
Chùa Cổ Lễ cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km; được xây dựng từ thế kỷ 12 thời Lý Thần Tôn với hiệu là "Thần Quang Tự". Ngôi chùa linh thiêng này ngoài thờ Phật, còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không sinh đầu thế kỷ XII, hương quán tại làng Điền Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Chùa Cổ Lễ trước đây là ngôi chùa kiến trúc bằng gỗ. Đến năm 1902, được trùng tu tái thiết lại theo kiến trúc mới “Nhất Thốc Lâu Đài”.
Chùa Cổ Lễ trước đây là ngôi chùa kiến trúc bằng gỗ. Đến năm 1902, được trùng tu tái thiết lại theo kiến trúc mới “Nhất Thốc Lâu Đài”.
Ngôi chùa là quần thể kiến trúc Phật giáo độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Ngôi chùa là quần thể kiến trúc Phật giáo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Trụ trì chùa Cổ Lễ, thầy Thích Tâm Vượng cho biết:
Trụ trì chùa Cổ Lễ, thầy Thích Tâm Vượng cho biết: "Tương truyền rằng, khi xây chùa, các nhà sư không cần một bản vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân dân để xây dựng nên ngôi chùa có kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính".
Điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ chính là tháp Cửu phẩm liên hoa thuộc loại kiến trúc nhiều tầng vươn cao dần lên không trung, đây là một đặc trưng của kiến trúc nhà Phật. Tháp cao 32m, do 9 tầng hoa sen liên kết hợp thành, mang ý nghĩa “cửu trùng” là 9 tầng trời, đặc thù tín ngưỡng của đạo Phật.
Điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ chính là tháp Cửu phẩm liên hoa thuộc loại kiến trúc nhiều tầng vươn cao dần lên không trung, đây là một đặc trưng của kiến trúc nhà Phật. Tháp cao 32m, do 9 tầng hoa sen liên kết hợp thành, mang ý nghĩa “cửu trùng” là 9 tầng trời, đặc thù tín ngưỡng của đạo Phật.
Qua ngôi tháp là một chiếc cầu cong ba nhịp bắc qua hồ Chu Tích. Mặt cầu lát gạch đất nung dẫn tới chùa Trình còn được gọi là Phật giáo Hội quán - nơi thờ Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay, luôn từ bi cứu khổ cứu nạn cho dân.
Qua ngôi tháp là một chiếc cầu cong ba nhịp bắc qua hồ Chu Tích. Mặt cầu lát gạch đất nung dẫn tới chùa Trình còn được gọi là Phật giáo Hội quán - nơi thờ Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay, luôn từ bi cứu khổ cứu nạn cho dân.
Chùa Cổ Lễ có sự khác biệt rất lớn và rõ rệt về kiến trúc so với các ngôi chùa cổ khác ở Việt Nam. Nếu như chùa cổ Việt Nam thường thấp và trải rộng bề ngang với bộ khung gỗ lim vững chắc thì chùa Cổ Lễ không những rộng mà còn rất cao với kiến trúc mái vòm kiên cố.
Chùa Cổ Lễ có sự khác biệt rất lớn và rõ rệt về kiến trúc so với các ngôi chùa cổ khác ở Việt Nam. Nếu như chùa cổ Việt Nam thường thấp và trải rộng bề ngang với bộ khung gỗ lim vững chắc thì chùa Cổ Lễ không những rộng mà còn rất cao với kiến trúc mái vòm kiên cố.
Chùa Cổ Lễ ngoài kiến trúc mái vòm độc đáo, kiên cố… nơi đây còn lưu giữ 1 quả chuông nặng 9 tấn, nằm giữa hồ trước chính điện. Vào năm 1934, Hoà Thượng Phạm Thế Long kế vị trị trì chùa, đến năm 1936 Người cho đúc quả chuông đồng cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm. Đây là quả chuông cổ lớn nhất Việt Nam.
Chùa Cổ Lễ ngoài kiến trúc mái vòm độc đáo, kiên cố… nơi đây còn lưu giữ 1 quả chuông nặng 9 tấn, nằm giữa hồ trước chính điện. Vào năm 1934, Hoà Thượng Phạm Thế Long kế vị trị trì chùa, đến năm 1936 Người cho đúc quả chuông đồng cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm. Đây là quả chuông cổ lớn nhất Việt Nam.
Ngoài giá trị văn hoá, kiến trúc độc đáo, chùa Cổ Lễ còn mang nhiều giá trị lịch sử. Năm 1947, tại chùa đã làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào”, xung phong ra trận bảo vệ Tổ quốc. Năm 1999, để tưởng nhớ công ơn của những nhà sư đã anh dũng hy sinh bảo vệ đất nước, nhà chùa cùng một nhóm ni sư đã xây dựng một vườn tượng trong khuôn viên chùa.
Ngoài giá trị văn hoá, kiến trúc độc đáo, chùa Cổ Lễ còn mang nhiều giá trị lịch sử. Năm 1947, tại chùa đã làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào”, xung phong ra trận bảo vệ Tổ quốc. Năm 1999, để tưởng nhớ công ơn của những nhà sư đã anh dũng hy sinh bảo vệ đất nước, nhà chùa cùng một nhóm ni sư đã xây dựng một vườn tượng trong khuôn viên chùa.
Năm 1988, chùa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng
Năm 1988, chùa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng "Di tích lịch sử văn hóa", là "Danh lam thắng cảnh quốc gia", đồng thời là trụ sở Phật giáo huyện Trực Ninh và là cơ sở trường hạ Phật giáo tỉnh Nam Định.
Hàng năm, từ ngày 13 - 16/9 âm lịch, hội chùa Cổ Lễ lại được tổ chức tưng bừng với rất nhiều trò chơi dân gian nhằm suy tôn Thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không - tổ sư nghề đúc đồng.
Hàng năm, từ ngày 13 - 16/9 âm lịch, hội chùa Cổ Lễ lại được tổ chức tưng bừng với rất nhiều trò chơi dân gian nhằm suy tôn Thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không - tổ sư nghề đúc đồng.

Năm 2023, “Lễ hội chùa Cổ Lễ” được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhằm đáp ứng nguyện vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa của quê hương, dân tộc, hứa hẹn là điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.

Vân Anh