Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khoa học và công nghệ - động lực phát triển kinh tế, xã hội

Trong quý IV/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chú trọng xây dựng và triển khai chính sách, pháp luật về KH&CN; thúc đẩy triển khai các hoạt động kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh; phát triển thị trường KH&CN; tăng cường sự tham gia, phục vụ của KH&CN vào phát triển các ngành, lĩnh vực.

Đó là những nội dung được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý IV năm 2018 do KH&CN tổ chức ngày 18/1/2019 tại Hà Nội.

Khoa học và công nghệ - động lực phát triển kinh tế, xã hội - Hình 1

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy chủ trì buổi họp báo

Về Công tác xây dựng và triển khai chính sách, pháp luật về KH&CN, trong quý IV/2018, Bộ KH&CN đã hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Quyết định số 1285/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn tin KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành…

Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký ban hành Quyết định số 2926/QĐ-BKHCN ngày 05/10/2018 Ban hành Kế hoạch của Bộ KH&CN thực hiện Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; Quyết định số 3685/QĐ-BKHCN ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ KH&CN Ban hành Danh mục các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0; Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2017 về cải cách chính sách tiền lương…

Về cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, Bộ KH&CN đã rà soát, xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động nhằm tiếp tục triển khai các nhiệm vụ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Đặc biệt, trong năm qua, theo đúng tinh thần Chính phủ kiến tạo, KH&CN đã tham gia phục vụ, hỗ trợ thiết thực cho phát triển các ngành, lĩnh vực và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện ở 4 nhóm.

Nhóm 1 - cơ chế, chính sách và Hội nhập quốc tế về KH&CN, ngày 6/7, Bộ Ngoại giao Phần Lan và Bộ KH&CN đã tổ chức Hội nghị tổng kết - GRAND HARVEST DAY của Chương trình IPP2. IPP2 được đánh giá là chương trình ODA tiên phong thử nghiệm ở Việt Nam mô hình mới trong hỗ trợ xây dựng chính sách, đào tạo, xây dựng năng lực, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo lành mạnh, thúc đẩy hình thành lực lượng doanh nghiệp sáng tạo tăng trưởng nhanh, hướng tới nền kinh tế dựa trên ĐMST và phát triển bền vững.

Nhóm 2 - đổi mới sáng tạo, Ngày hội khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia 2018 (Techfest 2018) với chủ đề “Khởi nghiệp sáng tạo - Kết nối toàn cầu” do Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức đã thu hút 5.500 lượt người tham dự. Điểm nổi bật của sự kiện năm nay là sự tham gia của các đối tác trong khu vực và trên thế giới như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc,… Trong khuôn khổ sự kiện, đã diễn ra triển lãm sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giới thiệu dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp của hơn 250 doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, có 160 các cuộc kết nối đầu tư với số vốn đầu tư lên đến 7.68 triệu USD.

Nhóm 3 - KH&CN phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam thực hiện nội soi tuyến giáp một lỗ lần đầu thành công trên thế giới: Phương pháp nội soi tuyến giáp một lỗ là một kỹ thuật khó nhưng đã được các bác sỹ Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện thành công. Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công phương pháp này. Với phương pháp nội soi một lỗ này, phẫu thuật viên chỉ cần rạch một đường dưới da dài 2 - 3cm tại hõm nách sau đó sử dụng dụng cụ nội soi một lỗ giống như nội soi ổ bụng thông thường. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp một lỗ đảm bảo cắt bỏ được tổ chức bị bệnh theo đúng chỉ định; kỹ thuật an toàn, đạt hiệu quả cao trong điều trị. Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện kỹ thuật nội soi tuyến giáp một lỗ đầu tiên vào ngày 1/8/2018 và cho tới nay Bệnh viện đã thực hiện thành công 16 bệnh nhân, không có trường hợp nào bị tai biến, biến chứng. Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới phương pháp này được ứng dụng thành công.

Ứng dụng KH&CN nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp: KH&CN được coi là giải pháp “then chốt” tạo đột phá về tăng năng suất, chất lượng hàng nông sản, hiệu quả lao động trong nông nghiệp và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp; góp phần làm thay đổi tập quán canh tác và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Năm năm qua, Bộ NN&PTNT đã giới thiệu, chuyển giao vào sản xuất được 105 quy trình công nghệ; xây dựng 85 mô hình ứng dụng KH&CN và 50 mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ;… Đã có nhiều mô hình liên kết sản xuất trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp được hình thành và phát triển; nhiều tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào các chuỗi nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ như rau an toàn, hoa quả, cà phê, chè, thuỷ sản và nhóm hàng hoá khác như VinEco, TH True milk, Tập đoàn Việt Úc, Tập đoàn Lộc Trời... 

Lần đầu tiên giới khoa học Việt Nam phát hiện ra các di cốt của người tiền sử ở hang động núi lửa: Ngày 18/9, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tổ chức hội nghị thông báo kết quả khai quật sơ bộ bước đầu trong hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Các nhà địa chất và khảo cổ học Việt Nam đã có phát hiện về di tích cư trú của người tiền sử trong hang động núi lửa ở Công viên Địa chất núi lửa Krông Nô, Đắk Nông. Lần đầu tiên ở Việt Nam, hang động núi lửa đã được các nhà khoa học tiếp cận nghiên cứu toàn diện bằng nhiều phương pháp, xác lập đầy đủ các giá trị di sản tự nhiên (địa chất, đa dạng sinh học) và văn hóa (khảo cổ học) cho loại hình di sản hang động núi lửa. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy ít nhất 3 di cốt người và hàng vạn vỏ ốc biển cùng số lượng lớn di vật đá, gốm, xương răng động vật, vỏ nhuyễn thể... Các di vật được xác định thuộc Trung kỳ Đá mới cách đây 7.000 -5.000 năm, diễn biến liên tục đến Hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí cách đây 5.000-4.000 năm và khi con người rời khỏi hang. Những kết quả khai quật này là bằng chứng về lịch sử chiếm lĩnh và làm chủ vùng đất núi lửa ở Krông Nô của cư dân tiền sử từ 7.000 năm đến 4.000 năm trước. Việc phát hiện các di vật khảo cổ hang động núi lửa ở đây đã minh chứng cho loại hình di tích cư trú, di tích công xưởng và di chỉ mộ táng.  

Nhóm 4 - Tôn vinh nhà khoa học. Hai nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu lọt trong top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á do Tạp chí Asian Scientist bình chọn: Năm 2018, dựa vào thành tích của hai nhà khoa học trong giải thưởng Tạ Quang Bửu do Bộ KH&CN tổ chức hàng năm, tạp chí Asian Scientist đã bình chọn hai nhà khoa học GS.TS Phan Thanh Sơn Nam (Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM) và PGS.TS Nguyễn Sum (Đại học Quy Nhơn) có tên trong danh sách 100 nhà khoa học châu Á năm 2018. GS.TS Phan Thanh Sơn Nam là Trưởng khoa Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM). Ông là tác giả chính của công trình khoa học "Tổng hợp propargylamine từ N-methylaniline và alkyne đầu mạch thông qua con đường methyl hóa và hoạt hóa trực tiếp liên kết C-H sử dụng vật liệu Cu2(BDC)2(DABCO) làm xúc tác”. Công trình tập trung nghiên cứu ứng dụng vật liệu khung hữu cơ - kim loại (MOFs) làm chất xúc tác cho phản ứng tổng hợp các hợp chất hữu cơ họ propargylamine và phát hiện ra một chuyển hóa của N-methilaniline chưa từng được công bố. PGS.TS Nguyễn Sum đang làm việc tại Đại học Quy Nhơn (Bình Định). Công trình "Về bài toán hit của Peterson" (On the Peterson hit problem, Advances in Mathematics, Vol. 274, 432-489) của ông được nhận xét xuất sắc khi giải quyết được trường hợp đặc biệt của giả thuyết “hit” do nhà toán học người Mỹ Frank Peterson đề xuất cách đây hơn 30 năm.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ngãi: Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm
Quảng Ngãi: Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm

Ngày 10/9, Đoàn giám sát - Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm tại các huyện Bình Sơn và Nghĩa Hành.

Cà Mau kiểm tra chuyên đề trước, trong và sau tết Trung Thu
Cà Mau kiểm tra chuyên đề trước, trong và sau tết Trung Thu

Thực hiện Quyết định số 99/QĐ- QLTTCM ngày 28/8/2024 của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường ( QLTT) tỉnh Cà Mau về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra chuyên đề trước, trong và sau Tết Trung Thu năm 2024. Các Đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan thực hiện nghiêm công tác quản lý địa bàn, bám sát sự chỉ đạo của Tổng Cục QLTT và UBND tỉnh Cà Mau.

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu

Tại Công điện mới nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Công an chỉ đạo các quân khu và đơn vị trực thuộc triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, bánh mỳ, sữa, hàng cứu trợ,… cho người dân vùng còn bị chia cắt; hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai theo đề nghị của địa phương...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà
Triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Công điện số 91/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bí thư, Chủ tịch UBND 3 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà.

MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam
MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam

Ngày 10/9, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về triển khai “Chương trình phúc lợi”, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng tới khách hàng là công đoàn viên ngành y tế, góp phần chăm lo lợi ích cho công đoàn viên, người lao động ngành y tế trong phạm vi cả nước.