Phát triển 3.000 DN KH&CN vào năm 2020
Sau 5 năm triển khai, Chương trình 592 - đã hỗ trợ được bao nhiêu DN KH&CN? Còn những vấn đề gì cần giải quyết nhằm thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới? Cuộc trao đổi giữa phóng viên với ông Trần Đắc Hiến, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ KH&CN) - Chủ nhiệm Chương trình 592 để làm rõ hơn vấn đề này.
Ông Trần Đắc Hiến, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ KH&CN) - Chủ nhiệm Chương trình 592
Đến nay, Chương trình 592 mới chỉ phê duyệt để thực hiện được một số lượng khiêm tốn các nhiệm vụ do các DN, tổ chức đề xuất. Có phải là chương trình chưa được quảng bá sâu rộng đến xã hội và việc tiếp cận với chương trình còn gặp khó khăn, vướng mắc?
Ngày 22/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 592/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Chương trình 592). Tiếp đó, ngày 12/7/2016, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1381/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 592/QĐ-TTg.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tháng 5/2012), Bộ KH&CN đã tổ chức triển khai thực hiện, trước hết là xây dựng các văn bản hướng dẫn quản lý Chương trình 592 về nhiệm vụ và tài chính. Quá trình xây dựng và ban hành các văn bản này, đặc biệt là thông tư liên tịch với Bộ Tài chính phải mất 2 năm mới xong. Do đó, phải đến nửa cuối năm 2014, chương trình mới được chính thức triển khai nên có thể nói, Chương trình 592 mới triển khai trên thực tế được hơn 2 năm.
Ngay sau khi triển khai, Ban chủ nhiệm đã nhận được khoảng 80 đề xuất của các địa phương, tổ chức KH&CN và DN. Tuy nhiên, do chưa nghiên cứu kỹ văn bản nên nhiều địa phương, tổ chức KH&CN và DN đề xuất nhiệm vụ chưa trúng, chưa đúng mục tiêu, nhiệm vụ hỗ trợ của chương trình nên rất khó được xem xét, chấp nhận.
Đối với Chương trình 592, chúng tôi đánh giá là với số lượng nhiệm vụ đã được phê duyệt không phải là ít. Vì vậy, Ban Chủ nhiệm Chương trình 592 đã phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ, Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN và các đơn vị có liên quan thực hiện nhiều hình thức quảng bá cho chương trình như tổ chức các hội thảo ở 3 miền Bắc - Trung - Nam, viết bài đăng trên các báo, tạp chí, có công văn gửi các bộ/ngành, địa phương, DN… để hướng dẫn đăng ký tham gia chương trình.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chủ động liên hệ với các Sở KH&CN để đề nghị lựa chọn và đề xuất những dự án tốt nhất ở địa phương tham gia vào Chương trình 592. Tuy nhiên, sự hưởng ứng của các đối tượng có liên quan cũng chưa nhiều nên số lượng các đề xuất tham gia Chương trình còn rất khiêm tốn. Sự quan tâm của một số địa phương đối với chương trình cũng chưa thật sự sâu sát để hướng dẫn, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các tổ chức, DN ở địa phương mình đăng ký tham gia chương trình.
Tính đến thời điểm này, chương trình đã phê duyệt và hỗ trợ thực hiện được 18 nhiệm vụ. Hiện tại, Ban chủ nhiệm chương trình vẫn tiếp tục nhận những đề xuất của các bộ/ngành, địa phương và thực hiện các thủ tục xét duyệt theo quy định.
Nhiều DN được hỏi sau khi biết chương trình, rất muốn được tham gia nhưng thủ tục để tiếp cận chương trình còn khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Bộ KH&CN có giải pháp gì cho vấn đề này?
Đúng là để tham gia chương trình, các DN cũng còn có những khó khăn, vướng mắc do DN chủ quan. Theo quy định về quản lý nhiệm vụ thuộc Chương trình 592, việc đề xuất tham gia vào chương trình phải thực hiện theo quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Theo quy định, hiện nay phải qua các bước đề xuất đặt hàng, qua các hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, giao trực tiếp, thẩm định kinh phí, ký hợp đồng triển khai thực hiện.
Đối với DN thì hồ sơ, quy trình, thủ tục đúng là một khó khăn do không quen cách làm nên chúng tôi đã hướng dẫn các DN cần liên kết với viện nghiên cứu, trường đại học để dược hỗ trợ viết thuyết minh và thực hiện các thủ tục liên quan. Nếu DN đi theo hướng như vậy - sẽ tháo gỡ được khó khăn về quy trình, thủ tục.
Hiện tại, Ban chủ nhiệm chương trình và các đơn vị liên quan của Bộ vẫn tiếp tục nỗ lực khai thác, tìm kiếm và lựa chọn những đề xuất dự án tốt nhất để hỗ trợ. Đặc biệt, để hỗ trợ có hiệu quả cho việc phát triển doanh nghiệp KH&CN và nâng cao năng lực tự chủ cho các tổ chức KH&CN công lập, tại Quyết định số 1381/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý kéo dài Chương trình 592 đến hết năm 2020 với một số nội dung được điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế phát triển doanh nghiệp KH&CN, cũng như tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập.
Đến nay, thông tư quản lý mới của chương trình đã được sửa đổi bổ sung; thông tư về quản lý tài chính mới của chương trình sẽ được Bộ Tài chính ban hành tới đây. Đây sẽ là cơ sở để triển khai Chương trình 592 nhanh, thiết thực và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Ông có nhận định gì về mục tiêu hình thành 5.000 DN KH&CN và 60 cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN đến năm 2020?
Đây đúng là vấn đề cần phải nghiên cứu thật kỹ để bảo đảm tính khả thi của mục tiêu đề ra. Trước đây, khi xây dựng Chiến lược Phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 để trình Chính phủ ban hành, chúng ta đặt ra mục tiêu 3.000 DN KH&CN vào năm 2015, 5.000 DN KH&CN vào 2020 là quá cao so với thực tế.
Thực tiễn triển khai cho thấy, để có được 5.000 DN KH&CN vào năm 2020 là thực sự khó khăn và khó khả khi. Chúng tôi nghĩ rằng, từ nay đến năm 2020, Chương trình 592 cùng với các chương trình khác và các cơ chế, chính sách hiện hành - sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để hình thành và phát triển khoảng 3.000 DN KH&CN. Đây cũng là con số khó khăn phải đạt tới. Nhưng Chương trình 592 cùng với các chương trình KH&CN khác đang được Bộ KH&CN và các bộ/ngành, địa phương triển khai đồng bộ và quyết liệt. Hy vọng rằng, con số 3.000 DN KH&CN vào năm 2020 sẽ trở thành hiện thực và điều quan trong hơn là các DN KH&CN này phải có đủ “sức khỏe”, sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững...
Trân trọng cảm ơn ông!
Thanh Hà (Thực hiện)
Tin mới
Cà Mau: Xả chất thải chưa qua xử lý, Công ty Thuận Đức bị xử phạt 2,2 tỷ đồng
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Thuận Đức số tiền 2,2 tỷ đồng về hành vi xả chất thải chưa xử lý ra môi trường.
Hệ sinh thái AB Lê Thành và Bảo hiểm Bảo Việt ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bảo hiểm Bảo Việt và Hệ sinh thái AB Lê Thành. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt, không chỉ đánh dấu sự hợp tác giữa hai đơn vị lớn mạnh mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững, kết nối đa ngành nhằm mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng.
Xử phạt Công ty An Hưng Phát 300 triệu đồng vì không có giấy phép môi trường
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 300 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng An Hưng Phát.
Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh ủng hộ đồng bào bão lũ
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh,chiều 13/9, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Thanh Hóa sẵn sàng phương án di dời khẩn cấp khoảng 910 hộ dân ở 9 xã ven sông Bưởi
Trong ngày 13/9, nước sông Bưởi dâng cao, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa sẵn sàng phương án di dời khẩn cấp khoảng 910 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu ở 9 xã ven sông.
Xác định chi phí và chế độ thu phí thẩm định các nhiệm vụ quy hoạch
Căn cứ các quy định nêu trên và trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 35/2023/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định các đồ án quy hoạch...
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới