1. Khi nào khoản tiền thuế nộp thừa được hoàn trả?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 25 , người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả. Cụ thể như sau:
1.1. Trường hợp bù trừ tiền thuế nộp thừa
Xử lý bù trừ khoản tiền thuế nộp thừa trong các trường hợp sau:
(i) Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
(ii) Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
(iii) Tổ chức trả thu nhập có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa.
(iv) Bù trừ với khoản nợ hoặc khoản thu phát sinh có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách của người nộp thuế khác khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa bằng ngoại tệ thuộc trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ quy định tại Điều 4 khi thực hiện bù trừ phải quy đổi sang đồng Việt nam theo tỷ giá bán ra đầu ngày của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm xác định số thuế nộp thừa để bù trừ.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 |
Hoàn trả chỉ được thực hiện khi người nộp thuế không còn nợ thuế (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
1.2. Hoàn trả, hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách
Người nộp thuế có khoản nộp thừa sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại Mục 1.1 mà vẫn còn khoản nộp thừa hoặc không có khoản nợ thì người nộp thuế được gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 42 .
Lưu ý: Người nộp thuế được hoàn trả khoản nộp thừa khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
Như vậy, khoản tiền thuế nộp thừa có thể được xử lý bằng hai cách: bù trừ hoặc hoàn trả. Sau khi thực hiện bù trừ mà vẫn còn số tiền nộp thừa hoặc không có khoản nợ, người nộp thuế có thể nộp hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc hoàn trả kèm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước. Hoàn trả chỉ được thực hiện khi người nộp thuế không còn nợ thuế.
2. Trường hợp nào người nộp thuế được hoàn thuế xuất nhập khẩu?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 19 , các trường hợp hoàn thuế xuất nhập khẩu bao gôm:
(i) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế.
(ii) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.
(iii) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.
(iv) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
(v) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Lưu ý:
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Hàng hóa quy định tại các khoản (i), (ii), (iii) Mục này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.
H. Thủy (Nguồn: )