Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét căn cứ xây dựng phương án tăng GDP và CPI năm 2024

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa hoàn thành báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Hôm nay, ngày 16/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị làm rõ căn cứ xây dựng phương án tăng GDP và CPI năm 2024.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh quochoi.vn.
Toàn cảnh Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh quochoi.vn.

Với năm 2024, Chính phủ nhận định, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi vẫn tiếp tục phải đối mặt với không ít những hạn chế, yếu kém và nhiều khó khăn, thách thức lớn. Sản xuất kinh doanh, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn, rủi ro của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường hơn...

Tuy nhiên, năm 2024 là năm thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng dự báo nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nhiều hơn cả năm 2023.

Cụ thể, mục tiêu của kế hoạch năm 2024, Chính phủ xác định tiếp tục ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Ảnh internet.
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét căn cứ xây dựng phương án tăng GDP và CPI năm 2024. Ảnh internet.

Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững…

Chính phủ cũng dự kiến 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó: Tăng trưởng GDP từ 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%-24,2%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4-4,5%;  Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%...

Thẩm tra, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, năm 2024 các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và có thể tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Ở trong nước, bên cạnh những yếu tố thuận lợi kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, song các rủi ro vẫn còn hiện hữu. Năng lực cung ứng vốn của nền kinh tế còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng trong khi thị trường vốn, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hệ thống ngân hàng cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ xấu. Thị trường bất động sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Một số bất cập, hạn chế tích tụ của nền kinh tế trong nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để.

Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét căn cứ xây dựng phương án tăng GDP và CPI năm 2024. Ảnh internet.
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét căn cứ xây dựng phương án tăng GDP và CPI năm 2024. Ảnh internet.

Cơ bản thống nhất với các định hướng lớn, mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu theo báo cáo của Chính phủ, song đối với các chỉ tiêu cụ thể, Thường trực Uỷ ban Kinh tế nhấn mạnh, Chính phủ xây dựng phương án tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6,0-6,5% và tốc độ tăng CPI bình quân là 4,0-4,5% nhưng báo cáo không nêu luận cứ của đề xuất này.

Thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ căn cứ khoa học và thực tiễn xây dựng phương án tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2024. Đề nghị Chính phủ quan tâm nâng cao chất lượng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vì một số năm trở lại đây, kết quả thực hiện và mục tiêu đề ra không sát, nhất là các chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng và lạm phát.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 cũng như giai đoạn 2021 - 2025.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang: Đã khắc phục cơ bản các sự cố lưới điện do bão số 3 gây ra
Bắc Giang: Đã khắc phục cơ bản các sự cố lưới điện do bão số 3 gây ra

Ngay sau khi các sự cố xảy ra, PC Bắc Giang đã huy động tối đa nhân lực, vật tư, phối hợp với các địa phương, đơn vị khẩn trương tiếp cận hiện trường, khắc phục sự cố trong thời gian nhanh nhất, bảo đảm an toàn cho người dân...

Gia Lai phẫu thuật nụ cười miễn phí cho trẻ em bị dị tật hàm mặt và các dị tật khác
Gia Lai phẫu thuật nụ cười miễn phí cho trẻ em bị dị tật hàm mặt và các dị tật khác

Tổ chức Operation Smile Việt Nam sẽ tài trợ Chương trình khám sàng lọc và phẫu thuật cho trẻ em bị dị tật hàm mặt và các dị tật khác từ ngày 23 đến 27/9/2024 tại Bệnh viện nhi Gia Lai.

Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm “Kem dưỡng trắng da chống nắng Careleeser”
Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm “Kem dưỡng trắng da chống nắng Careleeser”

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Văn bản số 3136/QLD-MP về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm “Kem dưỡng trắng da chống nắng Careleeser” - Hộp 1 lọ 8g do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nguyễn Quách sản xuất.

Unilever đồng hành cùng người dân miền Bắc khắc phục hậu quả của bão số 3
Unilever đồng hành cùng người dân miền Bắc khắc phục hậu quả của bão số 3

Unilever thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Viện Pasteur TP. HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân, tổng trị giá  hơn 8 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ cộng đồng miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi.

Việt Nam có vị trí thứ 71/193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc về chuyển đổi số
Việt Nam có vị trí thứ 71/193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc về chuyển đổi số

Chủ đề của Báo cáo năm nay là "Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để phát triển bền vững để nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của chuyển đổi số, chính phủ số để các quốc gia trên thế giới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Tiền Giang xử phạt 1 doanh nghiệp không đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu
Tiền Giang xử phạt 1 doanh nghiệp không đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã xử phạt đối với 1 doanh nghiệp vi phạm tại huyện Cái Bè do không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.