Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giới cầm quyền phương Tây chịu đả kích trong bầu cử Nghị viện Châu Âu

Vào đúng 23h giờ địa phương ngày 9/6, tức 4h ngày 10/6 theo giờ Hà Nội, toàn bộ các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu - EU hoàn tất tiến trình bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu (EP).

Cuộc bầu cử đã chứng kiến sự nổi lên của đảng cực hữu ở nhiều nơi trên "lục địa già" này.

Pháp giải tán Quốc hội, bầu cử sớm

Theo mạng phát thanh và truyền hình BFMTV, đảng Mặt trận quốc gia (FN) - dưới sự lãnh đạo của chính trị gia 28 tuổi Jordan Bardella - đã giành được khoảng 32% tổng số phiếu bầu, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ 15,4% mà đảng Phục hưng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sở hữu trong cuộc bầu cử EP.

Nhà lãnh đạo cực hữu Hà Lan Geert Wilders bỏ phiếu tại điểm bầu cử EU ở The Hague ngày 6/6. (Nguồn: Reuters)
Nhà lãnh đạo cực hữu Hà Lan Geert Wilders bỏ phiếu tại điểm bầu cử EU ở The Hague ngày 6/6. Nguồn Reuters.

Hãng tin AFP đưa tin, Tổng thống Macron đã tuyên bố giải tán Quốc hội và kêu gọi tổ chức bầu cử lập pháp sớm sau khi liên minh ôn hòa của ông bị FN theo đường lối cực hữu đánh bại.

Trong bài phát biểu trước toàn thể người dân Pháp, Tổng thống Macron cho biết vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Hạ viện sẽ diễn ra trong ngày 30/6 và vòng 2 vào ngày 7/7.

Theo ông, kết quả của cuộc bầu cử EP không có lợi “đối với các đảng bảo vệ Châu Âu”. Các đảng cực hữu ở Pháp, trong đó có RN, quyết tâm giành được khoảng 40% tổng số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử EP tại “Đất nước hình lục lăng”.

Nhà lãnh đạo Pháp bày tỏ: “Các đảng cực hữu… đang thắng thế ở khắp nơi trên lục địa này. Đó là tình huống khiến tôi không thể từ chức… Tôi quyết định để các bạn lựa chọn… Vì vậy, tôi sẽ giải tán Quốc hội vào tối nay (ngày 9/6 theo giờ địa phương)”.

Thủ tướng Slovakia chịu cú sốc sau vụ ám sát

Đảng Slovakia tiến bộ (PS) giành được 27,81% tổng số phiếu bầu và sẽ có 6 ghế tại EP, trong khi đảng Phương hướng-Dân chủ xã hội (Smer-SD) cầm quyền tại Slovakia sở hữu 24,76% sự ủng hộ và có được 5/720 ghế tại EP.

Trong khi đó, đảng Cộng hòa theo đường lối cực hữu về thứ ba với 12,53% và sẽ có 2 ghế tại EP. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở mức gần 35% và cao hơn so với những cuộc bầu cử EP kỳ trước.

Smer-SD thừa nhận rằng, Thủ tướng Robert Fico đã hứng chịu thất bại bất ngờ trong cuộc bầu cử EP trước phe đối lập theo chủ nghĩa tự do, chỉ vài tuần sau khi ông bị thương nặng trong một vụ ám sát.

Đảng dân tộc chủ nghĩa cánh tả Smer-Sd của Thủ tướng Fico đã chúc mừng PS - lực lượng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử - và các thành viên EP khóa mới của PS.

Cuộc bầu cử EP kết thúc vào đêm 9/6 theo giờ châu Âu. (Nguồn: CER)
Cuộc bầu cử EP kết thúc vào đêm 9/6 theo giờ Châu Âu. Nguồn CER.

Liên minh cầm quyền của Đức thất bại nặng nề

Hãng Tân Hoa xã đưa tin, theo kết quả sơ bộ, các đảng trong chính phủ liên minh hiện tại của Đức đã phải đối mặt với thất bại nghiêm trọng trong cuộc bầu cử EP năm 2024, trong đó, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz ghi nhận kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử trong các cuộc bầu cử toàn quốc.

Cụ thể, SPD chỉ giành được 13,9% tổng số phiếu bầu, xếp thứ ba sau đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) với 15,9%. Đảng Xanh, cũng là thành viên của chính phủ liên bang, đã hứng chịu cú đòn nặng nề với 11,9% phiếu bầu, giảm mạnh so với kỷ lục 20,5% sự ủng hộ trong kỳ bầu cử EP năm 2019.

Các đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) giành được 30,2% tổng số phiếu bầu - kết quả thành công so với cuộc bầu cử liên bang năm 2021. Kết quả này của CDU/CSU được coi là động lực cho đương kim Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.

Liên minh cầm quyền tại Czech thất bại

Cơ quan Thống kê Cộng hòa Czech (CSU) đã công bố kết quả bỏ phiếu tại nước này cho thấy, có tổng cộng 7 đảng và liên minh đã giành được 21 ghế nghị sĩ EP cho nhiệm kỳ 5 năm tới.

Trong khi đó, Phong trào ANO của cựu Thủ tướng Andrej Babis giành chiến thắng với 7 ghế nghị sĩ EP, tăng 1 ghế so với cuộc bầu cử lần trước. Trong khi đó, liên minh SPOLU của 3 đảng cầm quyền chỉ về thứ hai với 6 ghế giành được.

Theo quocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu

Đến tối 9/9, lực lượng chức năng bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (nối hai huyện Tam Nông - Lâm Thao của Phú Thọ).

Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân
Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân

Mực nước lũ trên sông Lô - Gâm và trên sông Phó Đáy, tại huyện Sơn Dương, ở mức cao, gây ngập lụt, chia cắt, cô lập nhiều vùng thấp trũng trên địa bàn tỉnh. Việc di chuyển của người dân qua địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn.

Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác

Trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở Bắc Ninh vỡ đê khiến nhiều người dân ồ ạt đi mua thực phẩm tích trữ, gây mất an ninh, trật tự, hoang hoang trong nhân dân.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9 của các công ty chứng khoán.

Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà
Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà

Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6616 lệnh Giám đốc Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ Năm vào hồi 11h00 ngày 9/9; Văn bản số 6619 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang (từ 11h00 ngày 9/9: Hồ Hoà Bình có 2 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang có 5 cửa xả đáy, hồ Thác Bà có 3 cửa xả mặt).