Giá mủ cao su tại trong nước: Ổn định

Cụ thể: Giá thu mua mủ nước hôm nay tại Công ty Cao su Mang Yang: Mủ nước loại 1: 447 đồng/TSC/kg; mủ nước loại 2: 443 đồng/TSC/kg; Mủ đông tạp loại 1: 461 đồng/DRC/kg; mủ đông tạp loại 2: 406 đồng/DRC/kg.

 Công ty Cao su Phú Riềng hôm nay: Giá mủ nước: 495 đồng/TSC/kg; giá mủ tạp : 455 đồng/DRC/kg.

Cây cao su có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đới Amazon, đây chính là quê hương khởi nguồn của cây cao su ngày nay
Cây cao su có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đới Amazon, đây chính là quê hương khởi nguồn của cây cao su ngày nay (Ảnh: internet)

Công ty Cao su Bà Rịa hôm nay: Giá thu mua mủ nước: 450 đồng/TSC/kg áp dụng cho độ TSC từ 30 trở lên; 445 đồng/TSC/kg áp dụng cho độ TSC từ 25-29; 440 đồng/TSC/kg áp dụng cho độ TSC từ 20-24.

 Mủ tạp: Mủ nguyên liệu, mủ chén có độ DRC 50% có giá 21.000 đồng/kg; mủ nguyên liệu; mủ chén có độ DRC từ 45- 49% có giá 19.500 đồng/kg; mủ chén có độ DRC từ 35- 45% có giá 15.700 đồng/kg.

Giá tại Công ty cao su Bình Long : Mủ nước: 386-396 đồng/TSC; mủ tạp có độ DRC 60% có giá 14.000 đồng/kg.

Giá cao su trên thế giới: Thị trường đi ngang hôm qua

Tại Nhật Bản, giá cao su RSS3 hợp đồng cao su giao tháng 11 trên sàn giao dịch Tocom – Tokyo giữ đà ngang ở mức 412,80 yen/kg; hợp đồng giao tháng 01/2025 ở mức 392,7. yen/kg.

 Trên sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE) hợp đồng tháng 11 được giao dịch ở mức 16.850 nhân dân tệ/tấn;  hợp đồng giao tháng 3/2025 tăng 0,03 % lên mức 18.350 nhân dân tệ/tấn.

Hợp đồng cao su tháng 1 trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) Trung Quốc không biến động, giao dịch ở mức 18.105 nhân dân tệ/tấn.

Tại Thái Lan, giá cao su RSS 3 kỳ hạn tháng 11 tại Bangkok tiếp tục được giao dịch ở mức 91,22 Baht/kg.

Cây cao su có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đới Amazon, đây chính là quê hương khởi nguồn của cây cao su ngày nay. Trong quá trình sống cây đã tạo ra mủ cao su (polyisopren). Do đặc tính đàn hồi độc đáo của mủ, các nhà thám hiểm châu Âu đã tìm cách mang nó về trồng, đồng thời mang hạt giống về ươm trồng tại Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 19 và đã thành công.

Từ đó, cây cao su dần dần phát triển và lan rộng khắp vùng Châu Á, Châu Phi và ngay trên quê hương của nó là Nam Mỹ. Hiện, Đông Nam Á chiếm diện tích cao su nhiều nhất trên thế giới. Theo số liệu của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), đến cuối 2019, tổng diện tích cao su toàn thế giới đạt khoảng 14,5 triệu ha, trong đó các nước Châu Á chiếm đến 12,7 triệu ha, hàng năm sản suất ra được gần 14 triệu tấn mủ.

 Sản phẩm chính của cây cao su là mủ và gỗ. Mủ lấy từ cây cao su có chứa từ 30% đến 40% cao su (polyisoprene). Cao su tự nhiên với đặc tính đàn hồi độc đáo mà cao su nhân tạo không thể thay thế, là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất ra rất nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống của con người như săm lốp, linh kiện xe hơi, găng tay, đế giày, băng tải, dây cua-roa, chỉ thun, nệm gối, bóng thể thao…

L.T(t/h)