Đại diện của EU cho biết, khi các mức phụ gia quá cao có thể khiến cho người tiêu dùng có nguy cơ nhiễm độc histamine, còn được gọi là scombroid (hay ngộ độc thực phẩm scombroid).
Các giới hạn này áp dụng cho việc sử dụng axit ascorbic, natri ascorbate và canxi ascorbate làm chất chống oxy hóa trong cá ngừ. Quy định này sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10.
Trước đây, không có mức tối đa nào được đưa ra cho các phụ gia thực phẩm này và chúng được sử dụng như một phần của thực hành sản xuất tốt (GMP), ở mức không cao hơn mức cần thiết để đạt được mục đích đã định và miễn là người tiêu dùng không bị lừa dối.
Sau các cuộc điều tra gian lận thực phẩm, các nhà chức trách quốc gia đã báo cáo các trường hợp loin cá ngừ được bán dưới dạng tươi có chứa các chất phụ gia với lượng cao hơn mức được coi là cần thiết để đạt được tác dụng chống oxy hóa điển hình trên cá ngừ tươi.
Các quan chức nghi ngờ rằng, chúng đang được sử dụng trên cá ngừ để sản xuất đồ hộp nhằm khôi phục màu sắc và đưa cá ra thị trường dưới dạng tươi.
EC cho biết, việc sử dụng các chất phụ gia thực phẩm với số lượng lớn để khôi phục màu sắc của thịt cá ngừ tươi một cách giả tạo nhằm tạo cơ hội cho việc bán cá ngừ đại dương dùng để sản xuất đồ hộp dưới dạng tươi sống, bán với giá cao hơn, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và khiến họ có nguy cơ nhiễm histamine, còn được gọi ngộ độc scombroid.
Vào năm 2018, một cuộc điều tra ở 11 nước EU đã phát hiện ra, cá ngừ dùng để đóng hộp đã được xử lý bất hợp pháp bằng các chất hóa học làm thay đổi màu sắc của nó để tạo cảm giác tươi ngon. Tổng cộng, 51 tấn đã bị thu giữ và hơn 380 mẫu được lấy. Vào năm 2020 ở Bỉ, 16 trong số 29 thử nghiệm trên cá ngừ cho thấy sự không tuân thủ về lượng axit ascorbic.
Trong cá chưa chế biến, chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình đổi màu của thịt và sự phát triển của ôi thiu. Người tiêu dùng thường liên kết độ tươi với màu đỏ tự nhiên của thịt cá ngừ tươi.
Thăn cá ngừ rã đông được bán trên thị trường là cá ngừ tươi phải từ cá ngừ đông lạnh dưới - 18 độ C (- 0,4 độ F) sau khi đánh bắt, trong khi thăn cá ngừ rã đông khác chỉ được dùng để đóng hộp.
Các quốc gia, dẫn đầu là Tây Ban Nha, đã yêu cầu Ủy ban đưa ra giới hạn tối đa đối với các chất phụ gia thực phẩm như chất chống oxy hóa trong cá ngừ rã đông được bán dưới dạng tươi sống (chưa chế biến) hoặc cá ngừ ướp (đã chế biến).
Mức tối đa 300 miligam/kg đã được đưa ra. Đây là con số cao nhất được ngành công nghiệp báo cáo trong một cuộc khảo sát trước đây của Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA).
Mức này nhằm đảm bảo các cơ sở có thể để sử dụng hợp pháp khi tuân theo các thực hành sản xuất tốt.
Trong khi đó, Ủy ban đã thực hiện các thay đổi đối với kế hoạch thẩm tra của mình trong những năm tới.
Dựa trên kết quả từ các cuộc kiểm soát trước đó và sự tuân thủ của quốc gia đối với các mục tiêu về gia cầm của EU, không cần phải có các cuộc thẩm tra cụ thể đối với các chương trình kiểm soát quốc gia về vi khuẩn Salmonella vào năm 2023. Sự giám sát của Ủy ban đối với các hoạt động kiểm soát xuất khẩu cũng không còn được coi là ưu tiên nữa.
Các biện pháp kiểm soát đối với sản xuất hữu cơ và giám sát khả năng kháng kháng sinh ở vi khuẩn truyền từ động vật sang người và vi khuẩn hội sinh sẽ bắt đầu vào năm 2023. Quyền lợi động vật của gia súc để sản xuất thịt và cá trong các trang trại sẽ là một trọng tâm khác.
Lê Pháp (T/h)