Đồng Nai: “Loạn” phân lô bán nền, xây dựng trái phép
Những mảnh đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm rộng lớn, đất rừng sản xuất, thậm chí đất quy hoạch... có diện tích lên đến hàng chục hecta đã bị san lấp để phân lô bán nền và xây dựng trái phép. Điều đáng nói, có những điểm phân lô bán nền quy mô rất lớn, hàng ngày, hàng chục máy đào, máy ủi, xe ben san lấp, chở đất, hoạt động rầm rộ, công khai trong một thời gian dài, nhưng chính quyền địa phương vẫn “không biết”?
Nghiêm trọng hơn đó là thay vì khi phát hiện vi phạm, cần tiến hành cưỡng chế tháo dỡ, thì chính quyền địa phương xử phạt hành chính và tiếp tục 'làm ngơ" để cho các “công trình” này tồn tại? - Đó là tình trạng đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều nơi của tỉnh Đồng Nai.
Bài 1 -Vĩnh Cửu: Tan nát những quả đồi vì phân lô bánnền
Dù chính quyền sở tại treo thông báo "Cấm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng và cấm những hành vi san ủi, sang nhượng, phân lô bán nền... dưới mọi hình thức. Nếu vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật". Nhưng thực tế thì việc san lấp vẫn diễn ra rầm rộ, ngay cả đất quy hoạch dự trữ ý tế tại ấp 1, xã Thạnh Phú cũng được “xẻ thịt” để phân lô bán nền (?!).
Biển thông báo “Cấm” nhưng việc sang lấp vẫn diễn ra rầm rộ ở huyện Vĩnh Cửu
Theo ghi nhận của phóng viên TH&CL, điểm chung của các đầu nậu đất ở đây là mua đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm của những người dân địa phương bất kể diện tích lớn hay nhỏ. Sau đó, tiến hành san lấp, kéo điện một cách sơ sài và cắm cọc, phân lô có diện tích từ 100m2, 120m2 và 150m2 để bán.
Để dụ dỗ người mua đất, các đầu nậu luôn hứa hẹn đất nằm trong “dự án” của tỉnh, được tách sổ riêng cho từng người có đất thổ cư 100%, được phép xây dựng nhà cửa, điện, nước sạch sắp tới được kéo đến từng nhà. Tuy nhiên, không như những lời hứa hẹn của các đầu nậu đất, sau khi đặt tiền mua xong, chủ đất tiến hành ra sổ từ bốn đến năm người đứng chung một sổ có diện tích trên 500m2/sổ và được xác định là đất nông nghiệp. Đây là một kiểu lách luật của các đầu nậu đất khi có hành vi phân lô bán nền trái phép trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm.
Trong vai một người mua đất, chúng tôi có mặt tại khu vực xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu. Thấy chúng tôi tỏ ra quan tâm, những người môi giới đất ở đây giục nên mua sớm nếu không vài ba tháng nữa giá sẽ còn tăng tiếp vài chục phần trăm chứ không ít. "Mua là có lời ngay không phải suy nghĩ nhiều" - một cò đất ở đây khẳng định.
Đâu đâu cũng thấy bảng mua bán đất
Không chỉ có cò đất mà ngay cả anh chạy xe ôm, chị bán nước, bà bán phở..., ai cũng có vài mối bán đất, nên việc mua bán đất ở đây khá dễ dàng, không phải lặn lội tìm kiếm. Đầu tiên, khách chỉ cần đưa ra nhu cầu, môi giới sẽ giới thiệu hàng loạt mảnh đất rải khắp nơi. Sau khi chốt nơi nào, người có nhu cầu mua đất sẽ được dẫn đến trực tiếp để xem, còn nếu "sợ nắng nóng", cò đất có sẵn bản đồ phát hoạ đường ngang, đường dọc dẫn đến lô đất để khách dễ dàng hình dung.
Sau 2 ngày nằm vùng và được “mục sở thị” nhiều mảnh đất đã được san ủi và theo đó là những công trình: điện, đường và hệ thống mương thoát nước đã được các đầu nậu đất xây lắp hoàn chỉnh; những căn nhà được xây dựng trái phép cũng từng ngày mọc lên. Đất trong “dự án” được phân từng lô có diện tích từ 100m2 - 120m2 đến 150m2, bán với giá từ 250 -300 triệu đồng/lô.
Điều đáng nói, không chỉ đất đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm rộng lớn, đất rừng sản xuất, mà ngay cả đất quy hoạch dự trữ ý tế tại ấp 1, xã Thạnh Phú cũng được “xẻ thịt” để phân lô bán nền (?!).
Đất quy hoạch dự trữ xây dựng cơ sở ý tế tại ấp 1, xã Thạnh Phú cũng đang rao bán
Chúng tôi tiếp tục có mặt tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu và ghi nhận tình hình xé nhỏ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp để phân lô bán nền và xây dựng nhà trái phép cũng diễn ra “nóng” không kém.
Để thực hiện được “dự án” có diện tích lên đến hàng chục ha, các đầu nậu đất phải huy động nhiều phương tiện máy móc tiến hành san ủi thi công nhiều hạng mục công trình như đường sá, mương thoát nước, kéo điện hàng tháng trời và theo đó nhiều căn nhà trái phép từ đó cũng “mọc lên” từng ngày ở đây, nhưng điều lạ là chính quyền sở tại vẫn không hề hay biết (?!)
Những “dự án” phá đồi đến đâu thì điện cao thế đến đó
Khu vực này, chính quyền địa phương đã cắm nhiều biển cảnh báo đất trồng cây lâu năm, cấm tất cả những hành vi san ủi, phân lô bán nền và xây dựng nhà cửa trái phép sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, ngay dưới biển cảnh báo, các đầu nậu đất vẫn tiến hành huy động nhiều loại phương tiện máy móc hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm như không có gì xảy ra.
Hàng chục ha đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp vẫn bị “xé” nhỏ từng ngày để phân lô bán nền. Những công trình trái phép vẫn “mọc” lên từng ngày theo kiểu mạnh ai nấy làm. Thậm chí, có những ngôi nhà kiên cố “mọc” lên mà không cần giấy phép (?!).
Nhiều quả đồi bị "xẻ thịt" để phân lô bán nền, nhưng chính quyền không hay biết?
Hiện diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm trên địa bàn Tân An đang bị thu hẹp từng ngày, nhường chỗ cho những khu vực phân lô bán nền trái phép và khu dân cư tự phát.
Phía sau những “điểm nóng” phân lô, bán nền, xây nhà trái phép tại các phường Trảng Dài, Tân Phong, Long Bình và Tam Phước thuộc TP. Biên Hòa; các xã Long Thọ, Phước An thuộc huyện Nhơn Trạch và các xã nằm ven, trong vùng quy hoạch xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành… diển ra như thế nào? Chính quyền sở tại “không biết” hay “làm ngơ”? Và vì sao nhiều công trình vi phạm, thay vì phạt, cưỡng chế thì chính quyền sở tại lại phạt để cho tồn tại?
Thương hiệu & Công luận sẽ “vén bức màng bí mật” đến bạn đọc trong các số tới.
Cao Diên - Hải Dương
Tin mới
Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê
Chiều 23/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công điện số 30 điện Chủ tịch UBND các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc phát lệnh báo động III trên sông Lèn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai
Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, chiều 23/9 ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại huyện Bá Thước và Cẩm Thủy.
Chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chính phủ thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa
Tính đến 15h ngày 23/9/2024, tình hình mưa lũ đã làm ảnh hưởng, gián đoạn cung cấp điện đến 4.262 khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam
Lái xe vận chuyển hàng từ Việt Nam sang lào, khi về mua pháo mang về thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Với hành vi trên, Nguyễn Đức Tâm (trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị Tòa án nhân dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) tuyên phạt 24 tháng tù giam.
TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ
Sáng 23/9, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo các phường, xã có đê và các phòng, ban, đơn vị của thành phố chủ động triển khai các phương sẵn sàng ứng phó với mực nước lũ đạt báo động II và vượt báo động II trên sông Mã.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững