Tuy nhiên, ngược dòng suy giảm, thì nhiều mặt hàng cá nước ngọt xuất khẩu lại tăng đột biến hàng trăm phần trăm, cá đóng hộp, tôm khô cũng tăng hàng chục phần trăm.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), đây là xu hướng thấy rõ. Hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tận dụng những thị trường và mặt hàng ngách để có thể bù đắp phần nào cho sự chậm lại cuả các thị trường truyền thống.

Thị trường khu vực Đông Âu, Trung Đông cũng đang được các doanh nghiệp thuỷ sản nỗ lực khai thác. Theo VASEP, ngoài việc khai thác thị trường ngách thì nhiều mặt hàng không phải thế mạnh của thuỷ sản Việt Nam lại bất ngờ trăng trưởng mạnh như cá nước ngọt, hàng thuỷ sản khô, hàng đóng hộp.

( Ảnh minh họa)
 Mặt hàng cá nước ngọt, hàng thuỷ sản khô, hàng đóng hộp bất ngờ tăng trưởng ( Ảnh minh họa)

Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông VASEP, cho biết: "Những sản phẩm đó chỉ chiếm tỷ trọng  nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản, nhưng tích tiểu thành đại, doanh nghiệp lựa chọn phương án này bù đắp sự sựt giảm".

Đại diện VASEP khẳng định, lạm phát đã làm thay đổi nhu cầu của nhiều thị trường nhập khẩu. Các mặt hàng trên có giá phù hợp cho người tiêu dùng thu nhập trung bình hoặc thấp nên được ưa chuộng hơn. Vasep khuyến nghị, các doanh nghiệp thuỷ sản cũng nên tiếp tục năm bắt xu hướng này để gia tăng doanh thu.

Mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản năm nay khoảng 10 tỷ USD, để về đích mục tiêu này, trong những tháng tới, nhiều giải pháp đã được ngành thuỷ sản vạch ra.

Luôn giám sát, kiểm tra từng khâu sản xuất, để đảm bảo chất lượng từng lô hàng xuất đi. Đây là cách mà nhiều doanh nghiệp thuỷ sản đang cố gắng chinh phục thị trường ngách, chắt chiu từng cơ hội xuất khẩu. Đi chậm, nhưng chắc để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Hồng Nhung (T/h)