1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia từ 15/11/2024
(i) Xe ô tô phục vụ công tác chung 4-5 chỗ ngồi.
Căn cứ Điều 2 , Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia là xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; bao gồm:
(ii) Xe ô tô phục vụ công tác chung 7-9 chỗ ngồi.
(iii) Xe ô tô phục vụ công tác chung 12-16 chỗ ngồi.
(iv) Xe ô tô phục vụ công tác chung bán tải.
Lưu ý, Danh mục nêu trên không áp dụng đối với xe ô tô phục vụ công tác chung là:
(i) Xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
(ii) Xe ô tô 2 cầu có công suất lớn theo quy định tại khoản 2 Điều 15 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia từ 15/11/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Quy định về mua sắm tập trung trong đấu thầu
Căn cứ Điều 53 , mua sắm tập trung trong đấu thầu áp dụng từ ngày 01/01/2024 được quy định như sau:
2.1. Điều kiện mua sắm tập trung
Mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.
- Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại Mục 2.2 dưới đây.
2.2. Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung
Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung được quy định như sau:
(i) Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.
(ii) Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia, trừ danh mục Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại đoạn (i) Mục này.
(iii) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung (bao gồm cả danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm) thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo quy định tại đoạn (i), (ii) Mục này.
2.3. Hình thức thực hiện mua sắm tập trung
Mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 28 thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.
2.4. Cách thức thực hiện mua sắm tập trung
Mua sắm tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia, cấp Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp và được thực hiện theo một trong hai cách thức sau đây:
- Đơn vị mua sắm tập trung tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.
- Đơn vị mua sắm tập trung tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để đơn vị có nhu cầu mua sắm ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.
Thủy Hương (Nguồn: //thuvienphapluat.vn/)