Mục tiêu của đề án là làm cơ sở để nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các đô thị vệ tinh theo định hướng quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tưởng phê duyệt.
Theo đề án, quy mô làng đô thị dự kiến đến năm 2030 là 1.500-2.500 dân, trong đó 1.000-1.500 người dân định cư, 500-1.000 dân quy đổi từ khách du lịch. Việc thực hiện mô hình làng đô thị xanh được xây dựng theo 4 định hướng chính về quy hoạch xây dựng, kiến trúc cơ sở hạ tầng, về môi trường và kinh tế xanh.
Đà Lạt sẽ có làng đô thị xanh rộng 180 ha, vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng (Ảnh minh họa)
Làng đô thị xanh xã Xuân Thọ cũng được quy hoạch thành những phân khu chức năng chuyên biệt như khu trung tâm, khu vực không gian ở, khu vực sản xuất nông nghiệp, khu dịch vụ du lịch...
Tất cả phân khu chức năng sẽ được phát triển theo một trong hai hướng, từ không gian sản xuất - thương mại - dịch vụ tập trung kết nối các khu tập trung và tách đất sản xuất nông nghiệp thành khu vực riêng biệt hoặc từ không gian sản xuất - thương mại - dịch vụ tập trung kết nối các nhóm ở, cụm ở được gắn liền với đất sản xuất nông nghiệp.
Tại Làng đô thị xanh, việc chỉnh trang các khu vực ở hiện trạng, đề xuất các khu ở mới theo dạng kiến trúc nhà ở biệt lập (diện tích lô đất 300 – 400 m2) có mái dốc kiểu chữ A và nhà vườn; tầng cao tối đa 3 tầng; mật độ xây dựng từng lô đất từ 30 – 40%, kiến trúc và hạ tầng đồng bộ...
Về chính sách thuế, các doanh nghiệp, người dân đầu tư theo danh mục kêu gọi đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành, miễn thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị, dây chuyền công nghề về xử lý môi trường, các vật liệu xây dựng có công nghệ chế tạo tiên tiến mà chưa sản xuất tại Việt Nam.
Về chính sách thu hút đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thông được hưởng các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ (về đất đai, tín dụng, hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, đầu tư cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thông…) theo quy định của Chính phủ và của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Mục tiêu của đề án là làm cơ sở để nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các đô thị vệ tinh theo định hướng quy hoạch chung thành phố và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tưởng phê duyệt.
Việc thực hiện mô hình làng đô thị xanh được xây dựng theo 4 định hướng chính về quy hoạch xây dựng, kiến trúc cơ sở hạ tầng, về môi trường và kinh tế xanh.
Để triển khai Đề án này, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư, thực hiện lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, sau đó sẽ giao cho UBND thành phố Đà Lạt chủ trì thực hiện công tác chuẩn bị, thu hút đầu tư.
Hải Đăng