Bài 3: Nghệ An nỗ lực giảm nghèo bền vững

Nghệ An xếp vị trí thứ hai trong top tỉnh nghèo nhất cả nước với hơn 95.000 hộ nghèo. Nghệ An đang thực hiện chính sách chiến lược “khơi trong, hút ngoài, đoàn kết, tiến công, tăng tốc” để thoát nghèo.

Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nhìn từ trên cao (Ảnh: Báo 789 game tài xỉu đổi tiền that )

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững 2023

UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 322/KH-UBND Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch đề ra mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển kinh tế, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; đào tạo kỹ năng nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nhanh thu nhập, nâng cao điều kiện sinh hoạt và chất lượng cuộc sống cho người dân.

Các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu…) được tỉnh hỗ trợ. Ngoài ra, còn có các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn, đóng góp vào sự hỗ trợ.

Đối tượng được hỗ trợ là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên địa bàn tỉnh. Trong đó: Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.

Không chỉ là công trình có giá trị văn hóa, tâm linh, Đền Chung Sơn còn là điểm nhấn trong hành trình về thăm quê Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo đó, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Cùng với đó, Nghệ An thực hiện 7 dự án hỗ trợ, gồm: i/Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; ii/Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; iii/Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; iiii/Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; iiiii/Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; iiiiii. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; iiiiiii/ Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 là hơn 512 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển trên 204 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 308 tỷ đồng. UBND tỉnh nêu rõ các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, qua đó giao rõ trách nhiệm thực hiện cho các sở, ban, ngành và địa phương liên quan.

Xây dựng 9 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia  bền vững giai đoạn 2021 -2025, năm 2023, tỉnh Nghệ An đã xây dựng 9 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm tạo việc làm, sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững.

Cụ thể, thông qua các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Nghệ An đã xây dựng được 9 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập cho 702 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn và người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.

Tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị Trường Cao đẳng Việt Đức, trị giá 10,838 tỷ đồng; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Trường Trung cấp Dân tộc nội trú, trị giá 10 tỷ đồng.

Nghệ An tổ chức đào tạo nghề cho 1.015 lao động, tư vấn hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 40.000 người, tập huấn kiến thức, kỹ năng về phát triển năng lực số cho hơn 350 nhà giáo và cán bộ quản lý, tập huấn kiến thức khởi nghiệp và kỹ năng mềm cho 370 học sinh, sinh viên.

Tỉnh thực hiện hỗ trợ xây mới 870 căn nhà cho 868 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo, sửa chữa 100 căn nhà cho 86 hộ nghèo và 14 hộ cận nghèo, bố trí vốn cho 35 công trình thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, văn hóa...

Thời gian qua, Nghệ An cũng tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc chương trình, đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong chương trình giảm nghèo bền vững.

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Năm 2024, Nghệ An lên kế hoạch:

Hỗ trợ 95,672 tỷ đồng để xây dựng, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;

Tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, khoa học và công nghệ, dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất.

UBND tỉnh Nghệ An chú trọng hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ đó, ưu tiên phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng nghèo, vùng khó khăn, làm tốt công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo…

Làm rõ thêm tính thực chất, bền vững của các chương trình MTQG

Sau khi giám sát tại các huyện Quế Phong và Tương Dương, Đoàn Giám sát của Quốc hội về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” làm việc với tỉnh Nghệ An.

Được biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương, giai đoạn 2021 -2025 của 3 chương trình mục tiêu quốc gia - được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Nghệ An là hơn 5.300 tỷ đồng.

Hiện nay, HĐND tỉnh đã phân bổ số vốn trên 4.900 tỷ đồng để thực hiện 3 chương trình. Cụ thể:

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là gần 1.400 tỷ đồng, triển khai tại 411 xã;

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là hơn 2.600 tỷ đồng, triển khai 9 dự án thành phần;

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là hơn 918 tỷ đồng, triển  khai 2 dự án thành phần.

Trong đó, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương năm 2022 và năm 2023 của 3 chương trình là trên 2.400 tỷ đồng. Tổng kế hoạch vốn sự nghiệp năm 2022 và năm 2023 được giao là hơn 1.700 tỷ đồng.

Doanh nghiệp tỉnh nghệ An

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã trao đổi, đề nghị tỉnh làm rõ thêm tính thực chất, bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia; công tác ban hành văn bản, chỉ đạo, điều hành, lập kế hoạch và khả năng hoàn thành các kế hoạch, chỉ tiêu đạt ra.

Đoàn cũng nêu ý kiến liên quan đến việc xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu; lồng ghép các chương trình; công tác giải ngân vốn; việc thực hiện một số dự án, tiểu dự án, công tác kiểm tra, giám sát; việc huy động các nguồn lực để lồng ghép các chương trình, trong đó có vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức chính trị, người dân tham gia đóng góp…

Phát biểu giải trình tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đã phân tích, làm rõ hơn các nguyên nhân chủ quan, khách quan trong các hạn chế khi thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, liên quan đến các nhóm vấn đề đoàn giám sát nêu ra.

Qua quá trình thực hiện - đã chứng minh được tính hiệu quả, tính thực chất, tính bền vững của 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của cả nước, trong đó có Nghệ An.

Riêng với Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, đây là chương trình mới. Mục đích, ý nghĩa, mục tiêu đề ra rất rõ, nhưng vấn đề thiết kế chương trình và bố trí nguồn lực còn phân tán, cần có thời gian để đánh gia.

Về công tác giải ngân đạt thấp, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan về công tác chỉ đạo, điều hành, công tác chuẩn bị đầu tư, năng lực thực hiện, có trách nhiệm của cán bộ.

Tỉnh Nghệ An rất quyết liệt, có sự tham gia của cấp ủy, 10 ngày báo cáo 1 lần về vấn đề giải ngân chung và giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho các cán bộ đứng đầu cấp ủy để cùng lãnh đạo, chỉ đạo với quan điểm rõ:

Nếu không làm được, thì chuyển việc, chuyển vốn, chuyển người, tỉnh sẽ cố gắng thực hiện để những tháng cuối năm công tác giải ngân nguồn vốn đạt tỷ lệ cao hơn…

Chương trình MTQG là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Kết luận buổi làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá:

“Với tinh thần trao đổi thẳng thắn, đầy trách nhiệm, tỉnh Nghệ An đã làm rõ nhiều vấn đề mà đoàn giám sát yêu cầu. Đồng thời, với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Đặc biệt, tỉnh đã rất sáng tạo khi thực hiện quan điểm phát triển phía đông để hỗ trợ phía tây, triển khai Chương trình xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở…

Trong quá trình thực hiện, tỉnh đã kịp thời kiến nghị Trung ương và các bộ, ngành liên quan nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung”.

Chia sẻ với những khó khăn, áp lực của tỉnh, Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, Nghệ An tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá thực chất để xây dựng các chủ trương tiếp theo trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó, kết hợp với Nghị quyết số 36 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Đặc biệt, tỉnh cần tiếp tục thực hiện nguyên tắc “bám trên, sát dưới” - chuẩn bị từ sớm, từ xa trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm trong tổ chức, tập trung các nguồn lực để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đối với những vấn đề “chưa chín, chưa rõ” - thì mạnh dạn làm thí điểm trong phạm vi thẩm quyền cho phép; đồng thời, thành lập các tổ công tác cho các chương trình, vấn đề để chỉ đạo triển khai. Quan điểm là - tỉnh sẵn sàng làm thay huyện, huyện sẵn sàng làm thay cho xã - “cầm tay chỉ việc” để nâng cao trình độ cho cấp dưới; tăng cường kiểm tra giám sát, tránh tư tưởng tránh né, sợ sai, không dám làm…

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý khẳng định:

“Việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh, có ý nghĩa quan trọng. Tỉnh xác định, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và bước đầu đã đạt được một số kết quả.  

Ngay sau buổi làm việc này, lãnh đạo tỉnh sẽ chỉ đạo các ban, ngành rà soát đúng thực chất, khách quan kết quả bước đầu của 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp thu và hoàn chỉnh nội dung báo cáo để gửi Đoàn giám sát.

Đề nghị Đoàn giám sát kiến nghị những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Nghệ An lên các cơ quan Trung ương để kịp thời tháo gỡ.

Nghệ An sẽ nỗ lực khắc phục khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện, sẽ nỗ lực lớn hơn, quyết tâm cao, sâu sát cơ sở, giúp cơ sở để hoàn thành mục tiêu của 3 chương trình mục tiêu quốc gia”...

Một trong những iải pháp được tỉnh đề ra đó là chú trọng hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; ưu tiên phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng nghèo, vùng khó khăn; làm tốt công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo...

Bài sau: Sơn La phấn đấu vì cuộc sống ấm no của Nhân dân

 

 T. Hương