Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số ngành Hải quan mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?”. Tuy nhiên, những nội dung khái niệm này chỉ mang tính chất tham khảo.
1. Chuyển đổi số là gì?
Về “Chuyển đổi số là gì?”, quý khách hàng có thể tham khảo và hiểu chuyển đổi số ( tiếng Anh là digital transformation) là quá trình tích hợp công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực của một tổ chức, từ quy trình làm việc đến mô hình kinh doanh, nhằm cải thiện hiệu suất, tăng cường trải nghiệm khách hàng và tạo ra giá trị mới.
Luật Doanh nghiệp 2020 và toàn bộ VB hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Chuyển đổi số là gì; Chuyển đổi số ngành Hải quan mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
2. Chuyển đổi số ngành Hải quan mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Theo tiết 3.1 Mục II Phần I Kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ngày 04/05/2022, về việc đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành Hải quan mang lại lợi ích to lớn không chỉ đối với ngành Hải quan mà còn mang lại lợi ích cho đất nước, cho hoạt động xuất nhập khẩu, của doanh nghiệp, các Bộ, ngành và các bên liên quan khác. Cụ thể việc thực hiện chuyển đổi số của ngành Hải quan mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
- Thời gian thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục, cho phép doanh nghiệp khai báo và thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện.
- Chỉ thực hiện khai thông tin hàng hóa một lần để thực hiện nhiều thủ tục hành chính thông qua hệ thống một cửa quốc gia.
- Nâng cao tính minh bạch, phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến trình xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong chuỗi cung ứng.
3. Mục tiêu trong chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hải quan là gì?
Căn cứ tiết 2.1 Mục III Phần II Kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ngày 04/05/2022, mục tiêu cụ thể trong chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hải quan bao gồm những nội dung sau đây:
- Về chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hải quan: Hoàn thành tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan hướng tới Hải quan số và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống. Theo đó, cùng với việc thực hiện đồng bộ chuyển đổi số trong Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN, thủ tục hải quan được thực hiện giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoàn toàn trên môi trường số (phi giấy tờ), mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; quản lý tự động các hoạt động nghiệp vụ hải quan trên môi trường số trong toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục hải quan cả trước, trong, sau thông quan, đảm bảo quản lý xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trong đó:
Về hồ sơ hải quan:
ü 100% thủ tục hải quan được số hóa và thực hiện bằng phương thức điện tử.
ü 95% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dạng dữ liệu số (5% thuộc hồ sơ đặc biệt như hồ sơ mật, hồ sơ sử dụng khi hệ thống gặp sự cố,...).
ü 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được chuyển sang dữ liệu điện tử, tiến tới số hóa.
4. Chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu được quy định tại tiết 2.1 Mục III Phần II Kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ngày 04/05/2022 về thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồng bộ với chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Cụ thể tập trung vào những nội dung chính sau đây:
(i) Xử lý hồ sơ hải quan.
(ii) Trả kết quả thủ tục hải quan.
(iii) Kiểm tra, giám sát hải quan.
T. Hương Thủy (Nguồn: )