Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cảnh báo xuất khẩu khả quan nhưng doanh nghiệp Việt cần thích ứng với biến động tỷ giá

Mặc dù kinh tế thế giới gặp khó khăn nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng xuất khẩu. Thế nhưng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần liên tục theo dõi tình hình kinh tế - chính trị quốc tế để lựa chọn thị trường phù hợp và chủ động thích ứng với những biến động tỷ giá.

Xuất nhập khẩu 08 tháng đầu năm 2022 đạt gần 252,6 tỷ USD

Sau hai năm đại dịch, kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đế Hoa Kỳ, EU,… đơn hàng tăng trở lại. Do đó, xuất khẩu của Việt Nam tăng rất mạnh, nhất là thời điểm đầu năm. 

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 252,6 tỷ USD, tăng 18,2%, tương ứng tăng 38,85 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Với con số trên cho thấy tình hình tăng trưởng xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2022 tương đối tốt.

Tám tháng đầu năm 2022 xuất khẩu có nhiều điểm khác, trong đó, thuận lợi chiếm phần nhiều như Chính phủ có các chương trình phục hồi và ưu tiên cho các ngành xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi thì xuất khẩu cũng đối diện với những khó khăn. Cụ thể, cuộc xung đột Nga – Ukraina ảnh hưởng nhiều đến giá cả, chi phí, làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Cùng với sự gia tăng của giá năng lượng, giá nguyên vật liệu tăng rất mạnh.

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 252,6 tỷ USD, tăng 18,2%, tương ứng tăng 38,85 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 252,6 tỷ USD, tăng 18,2%, tương ứng tăng 38,85 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Cùng với đó, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc, đặc biệt từ đầu năm 2022 họ làm rất mạnh và kiên trì với chính sách này, nơi nào có ổ dịch là họ phong tỏa, kể các các trung tâm công nghiệp hay trung tâm kinh tế lớn hay các cảng biển. Chiếm 8/10 cảng biển lớn nhất thế giới, Trung Quốc không chỉ là công xưởng của thế giới mà còn là nơi trung chuyển, vận chuyển hàng hóa cả nguyên phụ liệu và thành phẩm đi khắp thế giới.

Do đó, việc Trung Quốc thực hiện nghiêm ngặt chính sách “Zero Covid” không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế sản xuất, kinh tế Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.

Hai sự kiện này và nhiều yếu tố khác nữa đã đẩy lạm phát của các nước lên rất cao, như tại Hoa Kỳ, EU lên tới con số gần 10% - cao nhất trong hơn 40 năm nay.

Lạm phát tăng cao khiến nhiều nước phải sử dụng công cụ nâng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát. Cụ thể, nếu năm 2020 - 2021 Hoa Kỳ cũng đã tung ra những gói hỗ trợ rất lớn thì sang năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quay ngược lại chính sách và nâng lãi suất một cách mạnh mẽ và liên tục.

Trước đây, thông thường “bước nhảy” lãi suất của FED là 0,25%, nhưng trong lần này, có đợt FED nâng lãi suất 0,75%. Từ đầu năm đến nay FED đã 4 lần điều chỉnh lãi suất và dự báo sẽ còn tiếp tục nâng nữa.

EU cũng tăng lãi suất và dựng lại các chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Lãi suất cao sẽ khiến cho tiêu dùng giảm, đầu tư giảm. Những việc này đẩy các nền kinh tế đến nguy cơ suy thoái. Tác động trước mắt là làm cho tiêu dùng giảm. Việc này làm cho các đơn hàng cho Việt Nam giảm.

Xuất khẩu 04 tháng cuối năm 2022 có nhiều biến động

Theo ông Lê Quốc Phương - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương, 04 tháng cuối năm này, tình hình xuất khẩu đối diện với khó khăn nhiều hơn, bởi xung đột Nga – Ukraina chưa có chiều hướng chấm dứt. Kinh tế thế giới vẫn khó khăn.

  1. Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương)
    Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương.

    “Bốn tháng cuối năm này, có khả năng chúng ta không đạt được tăng trưởng cao như 08 tháng đầu năm. Đơn hàng trong các lĩnh vực dệt may, da giày là những ngành xuất khẩu chủ lực bắt đầu bị giảm mạnh.

Tuy không đạt được như 08 tháng đầu năm nhưng tôi cho rằng, xuất khẩu không sụt giảm mạnh như năm 2020, bởi lẽ chúng ta chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng tương đối thiết yếu như nông sản, dệt may, da giày….

Dự báo, từ nay đến cuối năm chúng ta vẫn đạt được mức tăng trưởng dương. Do đó, khả năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỷ USD. Cán cân thương mại có thể duy trì xuất siêu và xuất nhập khẩu sẽ vượt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra là tăng 7-8%”, ông Phương nói.

Biến động về tỷ giá đồng USD và Euro sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu?

Phân trần về đồng USD hiện nay đang có lợi cho xuất khẩu sang Hoa Kỳ và những thị trường sử dụng đồng USD như Trung Quốc, ASEAN, ông Lê Quốc Phương cho biết, nền kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp, hàng công nghiệp chế biến chế tạo chiếm gần 90% xuất khẩu (năm 2021 là 86%). Chúng ta gia công lắp ráp nên phải nhập phần lớn linh kiện. Do đó, việc nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi giá nhập khẩu tăng lên.

Với thị trường EU, đồng Euro mất giá, nếu xét theo cả khối thì đây là thị trường lớn thứ hai, thứ ba của chúng ta. Với tỷ giá như hiện nay thì việc xuất khẩu của chúng ta bị ảnh hưởng. Để đánh giá tổng hợp thì phải tính toán cụ thể với từng thị trường, từng mặt hàng xuất khẩu. Nhưng đánh giá chung là chúng ta không quá thiệt hại và cũng không nên quá lo lắng về vấn đề tỷ giá hiện nay. Tất nhiên, sẽ có ảnh hưởng, đó là làm xáo trộn kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này buộc các doanh nghiệp phải chủ động điều chỉnh và thích ứng.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/9 của các công ty chứng khoán
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/9 của các công ty chứng khoán

Ở khung đồ thị giờ, VN-Index liên tục xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều như hammer hay gravestone doji. Thêm vào đó, hai chỉ báo quan trọng là MACD và RSI đã dần tạo đáy và hình thành phân kỳ dương cho thấy thị trường có thể sẽ sớm ghi nhận nhịp hồi phục ngắn hạn.

TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ
TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ

Chiều 15/9, CLB Phóng viên Đời sống Xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức trận đấu thiện nguyện với chủ đề “Một trái tim, triệu yêu thương” hướng về đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), chương trình nhận được 125 triệu đồng quyên góp.

TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng
TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng

TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP. Thanh Hóa năng động, hội nhập...

Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân
Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân

Cù Thành Luân (SN 2002) bị cáo buộc chống người thi hành công vụ do lái xe máy vượt chốt, tông thiếu tá CSGT gãy chân.

TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB
TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB

Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc các công trình trọng điểm chậm trễ tiến độ, là do giải phóng mặt bằng còn khó khăn; khâu phối hợp trong di dời công trình ngầm cũng phát sinh thời gian thi công…

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.