Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tránh bất lợi cho doanh nghiệp thuỷ sản trước tác động của lạm phát và biến động tỷ giá

Hiện nay, dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đều tăng tốc, ổn định giá thành sản phẩm, nỗ lực lấp đầy các đơn hàng cuối năm. Bên cạnh đó, biến động tỷ giá cũng đang đòi hỏi sự linh động hơn từ phía các doanh nghiệp thủy sản trong hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tránh vấp phải các bất lợi.

Cụ thể, sau khi tăng trưởng kỷ lục 40% trong nửa đầu năm, từ tháng 07/2022 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chững lại. Nguyên nhân là do những khó khăn về nguồn nguyên liệu cùng với bóng đen lạm phát khiến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, nhất là những thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Anh…

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho biết, sau 2 quý đầu năm với nhiều tin vui, bước sang quý III năm nay các đơn hàng đang dần sụt giảm. Nguyên nhân là do tình trạng lạm phát tại các thị trường lớn ngày càng trầm trọng hơn, khiến sức mua giảm sút. “Doanh số xuất khẩu thủy sản như cá tra, tôm đều giảm do thấm đòn từ mức lạm phát cao ở nhiều nước trên thế giới. Hiện tại, vì lượng tiêu thụ không cao như trước nên hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu vẫn còn rất lớn. Thậm chí, nhiều nhà nhập khẩu yêu cầu hoãn hoặc hủy hợp đồng”, ông Hồ Quốc Lực cho biết.

Nhiều công ty thủy sản cho biết tồn kho tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ đã đạt mức cao, do khối lượng nhập khẩu cao trong khoảng thời gian từ hơn 1 tháng qua. Cùng với việc vào mùa xuất khẩu thủy sản thấp điểm, dự kiến tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý III năm 2022. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết nhiều nhà nhập khẩu sẽ không nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10/2022.

Hiện ở mỗi thị trường xuất khẩu, thuỷ sản Việt Nam đều gặp khó. Cụ thể, tại thị trường Trung Quốc, mặc dù thị trường này đã mở cửa trở lại và nới lỏng các quy định liên quan đến COVID-19 tại các cảng biển nhưng quy định về hàng nhập khẩu đông lạnh vẫn rất khắt khe, tạo ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Tại các thị trường Mỹ, EU, Anh,... lạm phát và đồng USD tăng giá đang đè nặng lên khả năng tiêu thụ thủy sản tại các thị trường này. Cùng với đó, các thị trường như Mỹ và EU lượng hàng tồn kho vẫn cao do người dân thắt chặt chi tiêu khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh.

Trước những thách thức trên, ông Nguyễn Văn Đạo – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng cho biết, trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm chế biến sâu chiếm 15%. Hiện những sản phẩm thông qua chế biến sâu của doanh nghiệp đã có mặt ở nhiều thị trường lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Việc chuyển hướng sang các sản phẩm chế biến sâu giúp sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh.

“Đầu tư các sản phẩm chế biến sâu mất nhiều chi phí. Chúng tôi phải xây dựng một cái nhà mái riêng, rồi chúng tôi phải làm một cái sản phẩm riêng. Tuy nhiên, sản phẩm ra thị trường là những sản phẩm bền vững, lâu dài và cái cái tỉ suất lợi nhuận nó đảm bảo là nó bù đắp trở lại được”, ông Nguyễn Văn Đạo nhấn mạnh.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam cho biết, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, doanh nghiệp đang chuyển hướng sang làm các sản phẩm giá trị gia tăng và bán trên nền tảng online. Đồng thời chuyển sang khai thác thị trường nội địa.

Những tháng cuối năm 2022, các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục phải đối mặt với khó khăn từ xu hướng gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan tại nhiều khu vực thị trường lớn; diễn biến giá cả hàng hóa toàn cầu trở nên khó dự đoán, nguy cơ lạm phát, rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng...

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, hiện nay có 279 doanh nghiệp thành viên và đang chiếm khoảng 80-83% kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong 2 năm qua, thủy sản Việt Nam duy trì được năng lực cạnh tranh, nằm trong top 3 sau Trung Quốc và Na Uy về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.

Năm nay, dự báo lần đầu tiên ngành thủy sản Việt Nam sẽ vượt mốc xuất khẩu trên 10 tỉ USD và sẽ tăng khoảng 12-15% so với năm 2021. Trong đó sản phẩm nuôi trồng thủy sản là cá tra và tôm sẽ chiếm khoảng 65%, các sản phẩm khai thác biển khoảng 35%.

Đánh giá về vấn đề này, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn. Để triển khai và tận dụng hiệu quả các giải pháp xúc tiến thương mại, hướng tới xuất khẩu bền vững cho hàng hóa Việt Nam, các doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động trong tìm hiểu thông tin, cơ chế chính sách, nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác.

Đồng thời, cần thay đổi để xây dựng và tham gia triển khai kế hoạch xúc tiến thương mại nhằm đón đầu cơ hội từ thị trường, đặc biệt các thị trường có các Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

Lê Pháp (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Lãnh đạo, nhân dân thị trấn Lao Bảo sẻ chia với người dân vùng lũ phía Bắc
Lãnh đạo, nhân dân thị trấn Lao Bảo sẻ chia với người dân vùng lũ phía Bắc

Chiều ngày 13/9, tại trụ sở thị trấn. Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQVN trấn Lao Bảo tổ chức phát động, vận động kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, mạnh thường quân, nhà hảo tâm, doanh nghiệp, cán bộ và bà con nhân dân ủng hộ nhân dân phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.

Trưởng ban Dân vận Trung ương thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn
Trưởng ban Dân vận Trung ương thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Ngày 13/9, đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; đồng chí Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Nam Định thiệt hại gần 564 tỷ đồng do bão số 3, mưa lũ
Nam Định thiệt hại gần 564 tỷ đồng do bão số 3, mưa lũ

Qua thống kê, tổng giá trị thiệt hại do bão số 3, mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Nam Định gần 564 tỷ đồng. Trong đó, ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bộ Chính trị cho ý kiến về xây dựng, phát triển TP. Hải Phòng, đề án thành lập TP. Huế
Bộ Chính trị cho ý kiến về xây dựng, phát triển TP. Hải Phòng, đề án thành lập TP. Huế

Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương báo cáo, ý kiến góp ý của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và cơ bản thống nhất về những chủ trương, quan điểm, định hướng quan trọng.

Thanh toán nợ tiền sử dụng đất
Thanh toán nợ tiền sử dụng đất

Việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất như thời điểm ông Mai Nam Lâm nêu tại câu hỏi thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 - Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 của Chính phủ, sửa đổi Điều 16 - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, quy định về thu tiền sử dụng đất...

Yêu cầu 21 tỉnh, thành phố tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm
Yêu cầu 21 tỉnh, thành phố tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.