Bức tranh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại mảng màu sáng - tối
Giai đoạn 2011-2016, công tác cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã đạt được kết quả tích cực, song vẫn còn nhiều vấn đề khiến bức tranh CPH còn tồn tại mảng màu sáng - tối.
Báo cáo giám sát của Quốc hội mới đây đã chỉ ra, trong giai đoạn 2011-2016, cả nước CPH 571 doanh nghiệp (DN); đã thực hiện được mục tiêu đa dạng hóa sở hữu, nhờ đó huy động được nguồn vốn xã hội đầu tư vào DN, góp phần quan trọng trong việc thay đổi phương thức quản trị, tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Một số DN đã chủ động tìm kiếm và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Hàng không, qua đó tìm được hỗ trợ về tài chính, quản trị, kinh nghiệm chuyên môn, phát triển thị trường...
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, công tác CPH đã thực hiện theo đúng quy định pháp luật, hài hòa quyền lợi của nhà nước, nhà đầu tư và người lao động tại DN. Cơ chế xử lý tài chính được hoàn thiện hơn; các thông tin liên quan đến CPH được công khai, minh bạch.
Việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đăng ký giao dịch, niêm yết của các DN đã tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đến nay đã có 411 DN CPH niêm yết, trong đó trên sàn HNX là 263 DN; sàn HSX là 148 DN; sàn Upcom là 207 DN.
Nguồn vốn thu được sau CPH chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN tính đến ngày 31/12/2016 là 13.254 tỷ đồng. Thu Quỹ giai đoạn 2011 – 2016, đạt 110.264 tỷ đồng, trong đó thu từ CPH 43.108 tỷ đồng; thu cổ tức, lợi nhuận 39.552 tỷ đồng; thu lãi tiền tạm thời nhàn rỗi và thu khác 27.604 tỷ đồng.
Đặc biệt, kết quả hoạt động của DN sau CPH cải thiện đáng kể, nộp ngân sách nhà nước tăng, hoạt động kinh doanh ổn định, có hiệu quả. Tổng hợp kết quả hoạt động của 350 DN sau CPH năm 2015 cho thấy, bình quân lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.
Cũng theo báo cáo trên, tiến độ CPH vẫn còn chậm so với kế hoạch. Các DN đã CPH nhưng tỷ lệ vốn nhà nước vẫn còn cao; lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án, thậm chí có đơn vị tỷ lệ bán ra ngoài chỉ đạt 1 -2% vốn điều lệ; chính sách bán cổ phần cho người lao động, tổ chức công đoàn chưa bảo đảm tính ưu đãi nên chưa thu hút người lao động.
Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2016, có 426 DN thực hiện xong bán cổ phần lần đầu, nhưng chỉ có 254 DN đạt kế hoạch, 172 DN không đạt kế hoạch. Sau khi bán cổ phần lần đầu, tổng giá trị vốn điều lệ của 426 DN là 184.254 tỷ đồng nhưng nhà nước vẫn giữ 149.342 tỷ đồng, chiếm 81,1% vốn điều lệ.
Sau khi bán cổ phần lần đầu, có 70 DNNN nắm giữ trên 90% vốn điều lệ. Một số trường hợp chậm trễ trong đăng ký lưu ký và giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tính đến tháng 8/2017, còn 747 DN CPH chưa thực hiện nội dung này. Một số trường hợp chậm bàn giao các DN đã CPH về SCIC.
Nhiều DN sau CPH chưa đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh khiến hiệu quả chưa tương xứng, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, lợi nhuận giảm, thâm chí có DN quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản giảm so với trước CPH. Ví dụ như Công ty CP Chế biến Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai giảm 10,2% về vốn chủ sở hữu, giảm 29,4% về tổng tài sản; Tổng công ty CP Phát triển khu công nghiệp giảm 3,3% về tổng tài sản…
Sở dĩ tiến độ CPH DNNN còn chậm là do tác động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực. Mặt khác, đây là lĩnh vực mang tính đặc thù, còn thiếu kinh nghiệm. Đối tượng CPH hầu hết có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tình hình tài chính phức tạp.
Hệ thống chính sách, pháp luật về CPH DNNN còn một số vướng mắc, bất cập gây khó khăn cho quá trình triển khai, tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt; công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát, đôn đốc hạn chế, còn để xảy ra các vi phạm...
Bảo Ngọc (T/h)
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston
Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, sáng 22/9/2024, giờ địa phương, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.
Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba
Ngày 22/9, tại Hà Nội, Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã khảo sát và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/9 của các công ty chứng khoán.
Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn
Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một bước đi tự nhiên. Ông kêu gọi một cách tiếp cận chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM