1. Bình chữa cháy xách tay có cần phải dán tem kiểm định không?
Cụ thể đối với trường hợp dán tem kiểm định đối với bình chữa cháy xách tay, để xác định bình chữa cháy xách tay có thuộc diện kiểm định sẽ căn cứ Phụ lục VII ban hành kèm theo về Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc diện kiểm định. Trong đó, quy định bình chữa cháy các loại thuộc thuộc diện kiểm định.
Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 10 Điều 38 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 13 Điều 1 ) về việc kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, quy định như sau: “Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ thực hiện kiểm định một lần và được cấp (Mẫu số PC29) và dán tem kiểm định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thực hiện kiểm định và cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã cấp; trường hợp cấp giấy chứng nhận kiểm định theo kết quả thử nghiệm kiểm định của cơ quan, tổ chức nước ngoài, đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã cấp.”
Như vậy, bình chữa cháy xách tay thuộc Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc diện kiểm định và phải dán tem kiểm định.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 15/5/2024 |
Bình chữa cháy xách tay có cần phải dán tem kiểm định (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc diện kiểm định
Theo Phụ lục VII ban hành kèm theo về Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc diện kiểm định gồm những phương tiện sau đây:
(i) Máy bơm chữa cháy.
(ii) Phương tiện chữa cháy thông dụng: vòi chữa cháy; lăng chữa cháy; đầu nối; trụ nước chữa cháy; bình chữa cháy các loại.
(iii) Chất chữa cháy gốc nước, chất tạo bọt chữa cháy, bột chữa cháy.
(iv) Thiết bị báo cháy: tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút ấn báo cháy.
(v) Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, chất chữa cháy gốc nước, bọt, bột): tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động bằng khí; chuông, còi, đèn cảnh báo xả chất chữa cháy, nút ấn xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập; ống và phụ kiện đường ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà hoặc dùng trong hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; đầu phun chất chữa cháy các loại; chai chứa khí.
(v) Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố.
3. Công việc pháp lý về phòng cháy chữa cháy
Quý khách hàng tra cứu toàn bộ Công việc pháp lý về phòng cháy chữa cháy [].
Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy -
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
H. Thủy (Nguồn: )