Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ trong thời đại công nghiệp 4.0

Chiều 5/12, tại Hà Nội, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ trong thời đại công nghiệp 4.0”.

Tham gia tọa đàm, có ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ); ông Trần Mạnh Hùng - ông Trần Mạnh Hùng - chuyên gia SHTT, trọng tài viên VIAC, Luật sư thành viên công ty Luật Baker & Mckenzie Việt Nam; ông Đỗ Thanh Lam - Tổng Thư ký Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam; ông Nguyễn Viết Hồng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vina (Vina CHG); ông Nguyễn Quang Ngọc - Giám đốc  Cty Luật SHTT; ông Đoàn Thanh Hòa - đại diện Cty Karoffi  Việt Nam cùng đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

Bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ trong thời đại công nghiệp 4.0 - Hình 1

Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; ông Nguyễn Thanh Bình Giám đốc Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ); Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, ông Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu và rộng, cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, vấn đề bảo vệ quyền SHTT, chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng được quan tâm hơn.

Theo ông Linh Anh, ở bình diện doanh nghiệp, một nghiên cứu mới đây của Tổ chức SHTT thế giới lần đầu tiên đưa ra những con số tính toán về giá trị của “vốn vô hình” trong chuỗi giá trị toàn cầu với gần 1/3 giá trị sản phẩm chế tạo được bán ra trên toàn cầu thông qua việc bảo hộ SHTT thương hiệu, công nghệ và thiết kế. Nhưng dù là vốn vô hình cho các DN, SHTT trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 lại ngày càng có giá trị, bởi hơn lúc nào hết, vốn vô hình này sẽ ngày càng có quyết định rất quan trọng số phận và tài sản của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay.

Về thực trạng đăng ký SHTT của doanh nghiệp Việt Nam, ông Trần Mạnh Hùng - chuyên gia SHTT, trọng tài viên VIAC, Luật sư thành viên công ty Luật Baker & Mckenzie Việt Nam cho biết: “Đã có tiến bộ nhưng không tiến bộ như chúng ta mong đợi”.

Theo ông Hùng, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ luôn ý thức đăng ký thương hiệu rất sớm. Bởi ngay trước khi đầu tư vào việt Nam, việc đầu tiên họ làm là xác lập quyền của mình. Còn các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ và vừa đặc biệt là những doanh nghiệp start up, việc xác lập quyền vẫn còn chưa tốt. Vì vậy việc mất quyền thương hiệu là đương nhiên. Tôi hy vọng trong tương lai, ý thức đối với việc xác lập quyền được nâng lên cao hơn.

Bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ trong thời đại công nghiệp 4.0 - Hình 2

Quang cảnh buổi Tọa đàm

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc TT phát triển tài sản trí tuệ: Thực tế trong 10 năm trở lại, số lượng đơn đăng ký của doanh nghiệp Việt trong nước đã tăng đáng kể, đặc biệt sau Luật SHTT 2005 có hiệu lực. Cùng với Luật, các cơ quan Nhà nước đã vào cuộc mạnh mẽ. 

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, số lượng đơn đăng ký SHTT của doanh nghiệp tăng từ 7 -`15% mỗi năm. Mặc dù đã cải thiện, tuy nhiên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu bởi số lượng đăng ký của doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép đăng ký kinh doanh thường dao động ở mức 500.000 - 600.000 doanh nghiệp hàng năm. Nhưng doanh nghiệp thành lập cao thì cũng có nhiều doanh nghiệp giải thể. Do đố, số văn bằng Cục SHTT cấp ra từ 2005 đến nay chưa đến 300.000 văn bằng, mà trong đó, chưa kể đến nhiều doanh nghiệp lĩnh vực dược có đến 100-200 nhãn hiệu, tương đương 200 văn bằng/một doanh nghiệp. 

Điều này cho thấy, nhận thức của doanh nghiệp chưa cao, có nhiều doanh nghiệp có nhãn hiệu nhưng tự khai thác, chưa đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dẫn đến không tránh được việc mất nhãn hiệu, khi xảy ra cũng không thể đòi lại được. Đặc biệt, SHTT ở dạng vô hình nhưng lại tạo ra tài sản hữu hình cho doanh nghiệp do đó doanh nghiệp cần đăng ký để nhà nước có căn cứ bảo hộ cho nhãn hiệu, sản phẩm. 

Ở nước ngoài cũng vậy, 10 năm trước, cà phê Trung Nguyên bị mất nhãn hiệu tại Mỹ, mặc dù sau đó đã có sự giúp đỡ để doanh nghiệp lấy lại nhãn hiệu, nhưng thực chất lúc đó đơn vị này chưa được công nhận SHTT tại Việt Nam. Do đó khi bị mất nhãn hiệu ở nước ngoài, nhiều doanh nghiệp lại không thể bảo vệ được nhãn hiệu đó. 

Nhận thức của doanh nghiệp Việt về đăng ký SHTT trong và ngoài nước còn hạn chế. Cách đây mấy năm, cà phê Buôn Mê Thuột cũng bị mất nhãn hiệu bởi chính khách hàng của Hiệp hội đó tại Trung Quốc. Nó như hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc đăng ký ra nước ngoài. Tuy nhiên, cũng có 2 mặt, nhiều doanh nghiệp lớn muốn đăng ký tất cả ra các nước của WTO, nhưng vấn đề cần để ý là quyền đâu thì bảo hộ ở đó, doanh nghiệp không cần thiết phải đăng ký tất cả. Doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu ở thị trường nào thì quan tâm bảo vệ tại thị trường đó, đó mới là mốc cần hướng tới.

Nhằm đẩy lùi thực trạng xâm phạm quyền SHTT, ông Đỗ Thanh Lam cho biết, chúng ta cần tập trung vào các vấn đề: tăng cường đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, trong đó tập trung xác định vấn đề truyền thông cụ thể là gì để người dân biết. Bên cạnh đó, rà soát các văn bản luật để xem xét trong bối cảnh thực tế để sửa đổi phù hợp. Cần có một tổ chức tư vấn đứng bên liên quan tới SHTT để thẩm định các vụ việc về vi phạm hàng giả, nhãn hiệu. Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. DN phải xây dựng chiến lược kế hoạch để bảo vệ hàng hoá của mình. Người tiêu dùng phải nhận thức được tác hại của việc sử dụng hàng giả,tố giác những việc làm sai trái để đưa ra pháp luật.

Buổi tọa đàm đã phản ánh được thực trạng cũng như hệ lụy của việc vi phạm quyền SHTT tại Việt Nam; chỉ rõ những hạn chế trong việc quản lý, giám sát và đề ra những giải pháp hợp lý và kịp thời giúp hạn chế và đẩy lùi tình trạng vi phạm quyền SHTT tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp làm ăn chân chính hoạt động ngày càng hiệu quả.

Đỗ Uyên

Bài liên quan

Tin mới

Phòng Thương mại Châu Âu xem xét lại vấn đề chiến lược khi đầu tư vào Trung Quốc
Phòng Thương mại Châu Âu xem xét lại vấn đề chiến lược khi đầu tư vào Trung Quốc

Báo cáo thường niên của Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc vừa công bố cho thấy, nhiều nhà đầu tư của khối này đang phải đối mặt với thực tế rằng, những vấn đề mà họ gặp phải tại nền kinh tế thứ hai thế giới là “những đặc điểm cố hữu và đòi hỏi phải xem xét lại vấn đề chiến lược”.

Huyện Ý Yên thành lập 3 sở chỉ huy ứng phó mưa lũ
Huyện Ý Yên thành lập 3 sở chỉ huy ứng phó mưa lũ

UBND huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định về việc thành lập 3 sở chỉ huy tiền phương, nhằm chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ và các sự cố đê điều trên địa bàn huyện.

Bạc Liêu: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu
Bạc Liêu: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu

Thực hiện công văn chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Kế hoạch kiểm tra chuyên đề của Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu, Đội QLTT số 1 tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố Bạc Liêu.

Đã có trên 137.000 ha lúa và hoa màu bị ngập úng và hư hại do bão số 3
Đã có trên 137.000 ha lúa và hoa màu bị ngập úng và hư hại do bão số 3

Mặc dù các địa phương đã sử dụng hết công suất bơm tiêu nhưng do mực nước ở các sông tăng cao, nhanh, nên diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại ở các tỉnh Bắc Bộ do cơn bão số 3, chắc chắn sẽ chưa dừng lại ở con số trên.

Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 37 với nhiều nội dung quan trọng, phòng chống tham nhũng
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 37 với nhiều nội dung quan trọng, phòng chống tham nhũng

Theo Văn phòng Quốc hội, Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra làm 2 đợt: đợt 1 từ ngày 12 đến sáng ngày 13/9; đợt 2 từ ngày 23 đến ngày 26/9. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024...

VN-Index hôm nay: Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn
VN-Index hôm nay: Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn

Thị trường chứng khoán có thể sẽ hồi phục trong phiên hôm nay 12/9 và chỉ số VN-Index có thể sẽ thử thách lại vùng kháng cự 1.260 – 1.265 điểm. Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên thị trường có thể sẽ chưa thể giảm sâu hơn trong những phiên giao dịch tới.