10 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới 2023, gồm: 10. Brazil;9. Canada;8. Italy;7. Pháp;6. Anh;5. Ấn Độ;4. Nhật Bản;3. Đức;2. Trung Quốc; 1. Mỹ.

 Bài 2: Trung Quốc - nền kinh tế số 2

Với GDP 17,7 nghìn tỷ USD (Mỹ 27 nghìn tỷ USD, chiếm 1/4 GDP toàn cầu),Trung Quốc vượt xa - gấp gần 4 lần Đức. Quốc gia này, sản xuất các mặt hàng chiếm ưu thế như dệt may, dầu mỏ, xi măng, phân bón, sản phẩm tiêu dùng, thiết bị vận tải, thiết bị viễn thông, bệ phóng không gian và vệ tinh…

Năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2%. Trong khi đó, cả Bloomberg (công ty tài chính, phần mềm, dữ liệu và truyền thông tư nhân) và Ngân hàng UBS đều đánh giá, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt mức tăng trưởng 5,2% trong năm 2023… 

Thủ đô Bắc Kinh

Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu ô tô

Hiệp hội Xe khách Trung Quốc (CPCA) cho biết, nước này đã vượt qua Nhật Bản - trở thành quốc gia xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới năm 2023, khi BYD, Chery hay các nhà sản xuất ô tô nội địa khác, đạt được những bước tiến lớn tại thị trường nước ngoài.

Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, lần đầu tiên trở thành nhà xuất khẩu ô tô hàng đầu vào năm 2023, khi CPCA công bố kim ngạch xuất khẩu ô tô nước này đã tăng 62%, lên mức kỷ lục 3,83 triệu xe.

Theo CPCA, tổng xuất khẩu ô tô của Trung Quốc, ước tính đã đạt 5,26 triệu chiếc trong năm 2023; giá trị lên đến 102 tỷ USD.

Việc Trung Quốc đạt được những thành tựu trên, phần lớn đến từ tiềm lực của các nhà sản xuất ô tô điện trong nước. Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD đã vượt qua Tesla, để trở thành đơn vị cung cấp xe điện hàng đầu thế giới trong quý IV/2023, mặc dù điều này, chủ yếu dựa trên doanh thu bán hàng tại quốc gia tỷ dân.

Tháng 9/2023, Ủy ban châu Âu (EC) đã tiến hành một cuộc điều tra đối với xe điện Trung Quốc, liên quan đến các khoản trợ cấp chính phủ. Vào tháng trước, tờ Wall Street Journal cho biết, chính quyền ông Biden đã thảo luận phương án tăng thuế đối với một số hàng hóa Trung Quốc, bao gồm cả xe điện.

Thành phố Thượng Hải

Tesla cũng đã góp phần trong sự bùng nổ xuất khẩu xe điện của Trung Quốc với việc xuất khẩu 344.078 xe điện, do nước này sản xuất…

Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 11/12/2023, công bố số liệu cho thấy, sản lượng ngũ cốc năm 2023 của nước này tăng 1,3% so 2022, đạt mức cao kỷ lục 695,41 triệu tấn. Trong đó, sản lượng ngô tại Trung Quốc, năm 2023, tăng 4,2% so năm ngoái, trong khi sản lượng gạo và lúa mỳ giảm lần lượt 0,9% và 0,8%. Đây là năm thứ 9 liên tiếp - Trung Quốc đạt sản lượng thu hoạch ngũ cốc vượt 650 triệu tấn, mặc dù nước này liên tiếp hứng chịu thiên tai trong thời gian thu hoạch, tại các khu vực dọc các sông Hoàng Hà và Hoài Hà, lũ lụt ở các khu vực phía bắc và đông bắc, cũng như hạn hán ở các vùng phía tây bắc.

Nhằm khuyến khích nông dân trồng ngũ cốc, Chính phủ Trung Quốc đã tăng giá sàn thu mua gạo và lúa mỳ, đồng thời cải thiện chính sách trợ cấp cho nông dân trồng ngô và đậu nành năm 2023. Theo đó, năm 2023, nước này có tổng cộng 119 triệu ha đất trồng ngũ cốc, tăng 0,5% so 2022. Sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục - đã đóng góp tích cực vào sự ổn định của thị trường ngũ cốc toàn cầu, đảm bảo an ninh lương thực thế giới.

Đầu tư cho sản xuất tăng 6,5%

Ủy viên Cục Thống kê quốc gia, Kang Yi  cho biết trong một cuộc họp báo:

“Nền kinh tế quốc gia chứng kiến ​​đà phục hồi, tốc độ tăng trưởng cao được duy trì và các mục tiêu chính theo dự kiến ​​đều đạt được kết quả tốt”.

Tác động rõ rệt nhất của những bất ổn trên thị trường bất động sản - được thể hiện rõ trong cuộc cạnh tranh của các nhà phát triển để huy động tiền và bắt đầu các dự án mới. Các nhà đầu tư lo lắng, khi các chủ đầu tư hoàn thành công việc xây dựng các căn hộ đã hứa trước đó, trong những tháng tới, khối lượng xây dựng có thể giảm mạnh.

Tao Wang, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc, tại ngân hàng UBS của Thụy Sỹ cho biết, hoạt động xây dựng sụt giảm kéo dài vẫn chưa kết thúc, mặc dù hoạt động khó có thể giảm mạnh. Bà nói thêm: “Có nguy cơ giá nhà đất sẽ giảm nhiều hơn và niềm tin của các hộ gia đình sẽ bị tổn thương nhiều hơn”.

Hệ thống ngân hàng do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc, đã nhanh chóng thay đổi các ưu tiên của mình trong năm qua. Rất ít khoản vay được cấp cho các nhà phát triển bất động sản và người mua nhà. Thay vào đó, các khoản cho vay dành cho các công ty công nghiệp để xây dựng nhà máy lại tăng vọt.

Dữ liệu được công bố ngày 17/1/2024 đã cho thấy, đầu tư cho sản xuất đã tăng 6,5% trong năm 2023, trong khi phát triển bất động sản giảm 9,6%. Phần lớn, sản lượng tăng thêm của nhà máy đang được bán ra nước ngoài.

Hongkong – Trung Quốc

Thặng dư thương mại của Trung Quốc về hàng hóa sản xuất tương đương khoảng 10% sản lượng kinh tế của đất nước. Xuất khẩu giảm trong năm ngoái (tính theo đồng USD), nhưng đã có dấu hiệu phục hồi đáng kể từ tháng 11/2023…

Tăng trưởng năm 2023 đạt 5,2%, vượt mục tiêu

Dữ liệu GDP chính thức được công bố ngày 17/1/2024 cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp hơn một chút so kỳ vọng của các nhà phân tích, nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 5% đặt ra cho năm 2023, mặc dù khởi đầu năm mới còn nhiều khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng này, đã vượt xa mức tăng trưởng chỉ 3% vào năm 2022, khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi các chính sách hạn chế để duy trì Zero Covid.

Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), trong quý cuối cùng của năm 2023, GDP của Trung Quốc tăng 1,0%. Các chỉ số hoạt động tháng 12, được công bố cùng với dữ liệu GDP cho thấy, tăng trưởng sản lượng nhà máy tăng với tốc độ nhanh nhất, kể từ tháng 2/2022; nhưng doanh số bán lẻ lại tăng với tốc độ chậm nhất.

Sự sụt giảm kéo dài trong lĩnh vực bất động sản, từng là động lực chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tiếp tục cản trở sự phục hồi kinh tế trên diện rộng.

Dữ liệu của NBS cho thấy, giá nhà mới tháng 12/2023 của Trung Quốc, giảm với tốc độ nhanh nhất, kể từ tháng 2/2015, đánh dấu tháng giảm thứ 6 liên tiếp. Doanh số bán bất động sản, theo diện tích sàn giảm 8,5% trong năm, trong khi số công trình mới khởi công giảm 20,4%.

Dữ liệu gần đây cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu vào năm 2024 với nền tảng không ổn định, áp lực giảm phát dai dẳng và xuất khẩu tăng nhẹ, khó có thể tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh hoạt động của nhiều nhà máy đang mờ nhạt. Cùng với đó, hoạt động cho vay ngân hàng trong tháng 12/2023 cũng yếu.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% năm 2023

Năm 2024 - nền kinh tế phát triển ra sao?

Theo cựu Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản, Masaaki Shirakawa, việc ngăn chặn khủng hoảng kinh tế “sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi tốc độ phản ứng nhanh chóng của các cơ quan chính sách và thực hiện các biện pháp cần thiết”.

Vì vậy, KBSV (thành viên của KB Securities và Tập đoàn Tài chính KB - Hàn Quốc) đánh giá, Trung Quốc, nhiều khả năng sẽ tránh được “thập niên mất mát” như Nhật Bản những năm 1990, nhờ các hành động nhanh chóng từ phía chính phủ.

Tuy nhiên, nửa đầu năm 2024, vẫn sẽ là giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế Trung Quốc, khi thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng. Dự kiến, tình hình sẽ khả quan hơn trong nửa sau năm 2024, khi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu và nội địa Trung Quốc quay trở lại, bên cạnh các chính sách được ban hành trong 2023 - sẽ thẩm thấu vào nền kinh tế.

Theo đó, KBSV dự báo, GDP và CPI Trung Quốc năm 2024, lần lượt đạt 4,6% và 1,2%; ít hơn 0,4% so mục tiêu tăng trưởng 5% của nước này.

Du lịch Trung Quốc

Đầu tư bất động sản giảm 9,4% trong 11 tháng đầu năm 2023, sau khi giảm 10% vào năm ngoái. Mặc dù, mức giảm doanh số 4,3% là tốt hơn so mức giảm 28,3% của 2022, nhưng nó vẫn tệ hơn so đầu năm, cho thấy những nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ người mua nhà và các nhà phát triển cho đến nay vẫn còn hạn chế.

Số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho thấy, giá nhà mới ở 70 thành phố (không bao gồm nhà ở được nhà nước trợ cấp), giảm 0,37% (MoM); trong khi tháng 10, giảm 0,38%. Thị trường nhà cũ trở nên tồi tệ hơn, với giá giảm 0,79%, mức cao nhất trong 9 năm.

Sự khủng hoảng của thị trường bất động sản, đi xuống của thị trường chứng khoán và sụt giảm thu nhập, tác động mạnh mẽ tới hơn 400 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu. Điều này, khiến họ phải cắt giảm chi tiêu, chuyển sang trạng thái “phòng thủ” - khiến cho tình hình ở Trung Quốc trở thành một vòng lặp.

Với chính quyền, họ biết cần phải cứu thị trường bất động sản, nhưng cũng không được kích thích quá mức để tạo nên tình trạng bong bóng và tạo áp lực ổn định tài chính lên các ngân hàng. Với người dân, họ cần nhìn thấy sự ổn định của thị trường bất động sản, từ đó cải thiện tâm lý và chi tiêu nhiều hơn.

Trong cuộc hội nghị công tác kinh tế thường niên gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố, sẽ đặt chính sách công nghiệp và “tự chủ công nghệ” làm ưu tiên kinh tế hàng đầu trong năm tới. Ngôn ngữ về nhà ở, ít thay đổi so các tuyên bố trước đó, trong khi không có biện pháp khắc phục nào mới thêm cho thị trường bất động sản. Điều này, gây thất vọng các nhà đầu tư khi dường như không có dấu hiệu cho thấy sẽ có gói kích thích kinh tế lớn hơn.

Một xưởng sản xuất màn hình ở Vũ Hán, Hồ Bắc (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, thị trường bất động sản đã có một vài thay đổi tích cực, khi 2 thành phố lớn là Bắc Kinh và Thượng Hải, ghi nhận doanh số bán nhà tăng vọt. Cụ thể, theo ghi nhận từ báo cáo của HSBC ngày 20/12, giao dịch nhà cũ ở Thượng Hải tăng 25,7%. Doanh số bán trung bình hàng ngày của các căn nhà mới trong thành phố, tăng gần 41%, trong khi ở Bắc Kinh tăng 122%...

Những tiến bộ to lớn cho toàn cầu - từ quan điểm toàn cầu, Trung Quốc cũng đã thể hiện những tiến bộ to lớn:

Thứ nhất, chiếm 18,5% nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khía cạnh đáng quan tâm nhất đó là đóng góp tích lũy của Trung Quốc cho nền kinh tế toàn cầu còn nhiều hơn so các nền kinh tế G7 cộng lại, trong suốt 1 thập kỷ qua. Số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố, trung bình Trung Quốc đóng góp 38,6% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cao hơn so các nước G7 cộng lại. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 140 quốc gia.

Thứ hai, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường - đã trở thành một chương trình hàng đầu và là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Trung Quốc.  - đã thu hút sự tham gia đông đảo của các quốc gia và tổ chức, kể từ khi được đề xuất vào năm 2013 và hiện có 149 quốc gia thành viên. Sự ra mắt của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, đã củng cố vị thế của Trung Quốc như một nhà kinh tế và tài chính lớn, với 105 thành viên. Các số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc hiện là một trong những nước đóng vai trò kinh tế và tài chính quan trọng nhất trên thế giới. Các chính sách và hành động của Trung Quốc, có tác động đến tăng trưởng toàn cầu và cấu trúc kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, Trung Quốc nỗ lực mở rộng quan hệ đối tác với các nước và khu vực. Năm 2014, Trung Quốc có quan hệ đối tác với 67 quốc gia và khu vực; con số lên tới 112 vào năm 2021.

Thứ tư, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra Sáng kiến ​​Phát triển toàn cầu nhằm chia sẻ sự thịnh vượng của Trung Quốc với thế giới. Kể từ năm 2010, nguồn , đã tăng khoảng 250%, trước khi ra mắt Sáng kiến ​​Phát triển toàn cầu vào năm 2019…

Bài sau: CHLB Đức - nền kinh tế số 3

Thủy Hương (T/h)