Xuất siêu tiếp tục duy trì ở mức cao
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu ở mức cao, đạt 12,25 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,16 tỷ USD), góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ công tác điều hành tỷ giá. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,81 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 22,06 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu phục hồi 87,9% so với cùng kỳ
Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu cơ bản giữ được đà tăng và sau 6 tháng ước đạt 164,45 tỷ USD, đã phục hồi 87,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước (giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước) chậm hơn so với khu vực có vốn FDI (giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước), cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện còn nhiều khó khăn.
Xuất khẩu rau quả và gạo là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm khi đạt mức tăng hai con số. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái (sản lượng gạo xuất khẩu tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái); xuất khẩu rau quả tăng 64,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 6 tháng đầu năm, có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (giảm 2 mặt hàng so với cùng kỳ), chiếm 90,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%).
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2023: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 44,2 tỷ USD, chiếm 26,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 25,6 tỷ USD, chiếm 15,6%; thị trường EU đạt 21,6 tỷ USD, chiếm 13,1%; thị trường ASEAN đạt 16,3 tỷ USD, chiếm 9,9%; Nhật Bản đạt 11 tỷ USD, chiếm 6,7%; Hàn Quốc đạt 10,9 tỷ USD, chiếm 6,6%.
Nổi bật, một số thị trường xuất khẩu phục hồi khả quan về gần mức cùng kỳ năm trước như Ấn Độ (95,7%), Nhật Bản (96,7%), Trung Quốc (97,8%). Một số thị trường mới ghi nhận tăng trưởng cao như Arhentina (tăng 35% so với cùng kỳ), Arập Xê-ut (tăng 67%), Angeri (tăng 91%).
Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm giảm 18,2% so với cùng kỳ
Về nhập khẩu hàng hóa cơ bản được kiểm soát tốt khi nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu chiếm 88,1%; nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát chỉ chiếm 6,2% và nhóm hàng hóa khác chiếm 5,7%.
Kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm giảm 18,2% so với cùng kỳ do những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu, nhu cầu thế giới giảm nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất để xuất khẩu giảm. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 9,4 tỷ USD. Trong đó, những mặt hàng giảm mạnh gồm: linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ (giảm 27,1%), xe máy và linh kiện (giảm 13,8%), hàng điện gia dụng và linh kiện (giảm 22,2%), đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 27,8%... Ngược lại, tăng cao nhất là kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, tăng 23,7%.
Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ lực đều giảm như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 38,27 tỷ USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 12,3%, đạt 19,7 tỷ USD; vải các loại giảm 19,2%, đạt 6,4 tỷ USD; thép các loại giảm 32,3%; xăng dầu các loại giảm 18,4%; cao su các loại giảm 41,2%; bông các loại giảm 21,5%; hóa chất giảm 24,2%; phân bón giảm 28,1%...... Đặc biệt là kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện các loại tiếp tục giảm mạnh khi chỉ đạt 3,45 tỷ USD, giảm 66,5%.
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2023: Do những khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu nên kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ hầu hết các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 50,09 tỷ USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc, ước đạt 24,2 tỷ USD, giảm 25,6%; thị trường ASEAN ước đạt 20,3 tỷ USD, giảm 16,9%; Nhật Bản đạt 9,8 tỷ USD, giảm 18,7%; EU đạt 7,06 tỷ USD, giảm 10,7%; Hoa Kỳ đạt 7 tỷ USD, giảm 7,3%.
Minh Anh
Tin mới
Quảng Trị: Phát hiện bánh Trung thu và thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ngày 10/9/2024, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Trị tiến hành kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh Đ.T.L, địa chỉ tại phường 5, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Quảng Ninh phát động ủng hộ khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh, sáng 11/9, Ủy ban MTTQ TP. Hạ Long tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn để giúp nhân dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa, thể hiện truyền thống đạo lý “Thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.
Tạm giữ trên 9.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ
Qua công tác quản lý địa bàn và nắm bắt thông tin trên mạng xã hội, Đội Quản lý thị trường số 8 - Cục Quản lý thị trường Phú Thọ và Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện các tài khoản mạng xã hội Tiktok và Facebook với tên hiển thị “Hưng Quảng Châu”, “Hưng Watch Luxury”, “Binli Việt Trì” quảng cáo và đăng bán các sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lãnh đạo, cán bộ Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ đồng bào phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Sáng ngày 11/9, Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức buổi Lễ phát động nhằm kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại nghiêm trọng do cơn bão số 3 gây ra. Đây là hoạt động hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh về việc hỗ trợ các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.
Đà Nẵng: Cho thuê 1 ha đất vàng giá 1.336 tỷ, 2 lần gọi mời nhưng không có khách
Khu đất có ký hiệu A1-2-1, thuộc vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển - đường Phạm Văn Đồng, đấu giá theo hình thức trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê, số tiền khoảng 1.336 tỷ đồng, đưa ra đấu giá 2 lần nhưng không thành...
Trọng tâm mưa dịch chuyển xuống Hà Nội, nhiều khu vực ngập sâu trong biển nước
Trưa nay, một số khu vực quận nội thành ở Hà Nội mưa to khiến nhiều tuyến phố nội đô của Hà Nội ngập úng cục bộ, giao thông khó khăn, thậm chí một số điểm xuất hiện ùn tắc kéo dài.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường