Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc đầu tiên ở xã vùng cao Quảng Ngãi

Xã vùng cao Mùa Sơn, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lễ thành lập, ra mắt Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc.

Ông Bạch Ngọc Thêm Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, trao quyết định thành lập Câu lạc bộ
Ông Bạch Ngọc Thêm Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, trao quyết định thành lập Câu lạc bộ.

Đông đảo lãnh đạo các địa phương và nghệ nhân trong huyện đã về dự. Sơn Mùa là xã vùng cao thuộc huyện SơnTây, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những xã có nhiều đồng bào dân tộc Cadong sinh sống. Toàn xã có 847 hộ với hơn 3.400 người, trong đó đồng bào dân tộc Cadong chiếm 84% dân số. Tộc người Cadong là một nhánh của dân tộc Xơ đăng  nên nét văn hóa cổ truyền của người Cadong rất giống với người Xơ đăng. Từ nhiều năm qua, nhờ nhận thức được nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc mình nên đồng bào Ca dong xã Sơn Mùa, Sơn Tây đã động viên con cháu giữ gìn bản sắc văn hóa cổ truyền của người Cadong. Năm nào cũng vây, cứ đến tháng 03 âm lịch là đồng bào Ca Dong lại tổ chức lễ hội ăn trâu để biết ơn trời đất đã phù hộ cho dân làng làm ăn được mùa lúa, khoai, không có dịch bệnh chết người. Bỏ qua những hạn chế chưa được khắc phục, chúng tôi nhận thấy, lễ hội ăn trâu của người Cadong huyện vùng cao Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của tộc người CaDong.

Các thành viên Câu lạc bộ chụp ảnh lưu niệm
Các thành viên Câu lạc bộ chụp ảnh lưu niệm.

Những ngày diễn ra lễ hội các trai làng tập trung làm cây nêu. Đây là vật tế thần quan trọng nhất trong lễ hội ăn trâu của người Cadonh. Bởi thông qua hình tượng cây nêu người Cadong muốn gửi gắm lòng biết ơn các vị thần sông, suối, núi rừng đã phù hộ cho dân làng được sống an lành. Nhìn những trai làng kẻ vẽ, chúng tôi cảm nhận họ như những nghệ nhân trẻ của làng. Từ những thân cây, ngọn cỏ, lá, dây rừng họ đã tạo nên cây nêu đa sắc màu văn hóa. Dường như cuộc sống sinh hoạt của người Cadong ngày xưa được tái hiện lại từ lễ hội ăn trâu. Con trâu là vật tế thần trong lễ hội cũng được cho ăn, uống đầy đủ trước khi dâng cho các vị thần.Trước khi dâng trâu, người Cadong còn có bài hát khóc trâu. Nội dung bài hát kể rõ lòng biết ơn của con người đối với con trâu khi còn sống và sau khi đã chết. Cũng nhờ lễ hội này mà hàng trăm bộ chiêng quí của các làng được gìn giữ bảo tồn qua bao thế hệ. Gìà làng, nghệ nhân ưu tú Đinh Ka La, cho biết: Hiện gia đình ông còn giữ hơn 10 chiếc chiêng quí giá để phục vụ lễ cúng ăn trâu, cúng mang nước hay lễ cưới.

Nghệ nhân trao truyền kinh nghiệm sử dụng nhạc cụ
Nghệ nhân trao truyền kinh nghiệm sử dụng nhạc cụ.

Có người hỏi mua trên chục triệu đồng một chiếc, ông không bán. Sơn Mùa, huyện vùng cao Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi là xã có nhiều nghệ nhân được công nhận nghệ nhân ưu tú. Trong đợt phong tặng năm 2020 xã vinh dự có 05 nghệ nhân được phong tặng nghệ nhân ưu tú.

Đa số các nghệ nhân được phong tặng đều biết chơi nhiều nhạc cụ văn hóa cổ truyền của người Cadong và nhiệt tình chỉ dạy cho lớp trẻ trong làng. Nghệ nhân ở các bản làng dành thời gian truyền nghề cho lớp trẻ rất nhiệt tình và không nhận tiền bồi dưỡng.

Nghệ nhân ưu tú Đinh Khoăng ở làng Tu La, nói với tôi:  “Mình biết chơi đàn Brood, biết làm đàn nước, mình sẵn sàng chỉ cho anh, em trẻ biết cách chế tác và biểu diễn nhạc cụ. Mình không lấy tiền công đâu …” Nhờ nghệ nhân, già làng nhiệt tình với công tác bảo tồn gìn giữ văn hóa cổ truyền dân tộc nên ở Sơn Mùa đã hình thành đội văn nghệ của xã khá mạnh.

Lãnh đạo huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi xem nhạc cụ người Cadong
Lãnh đạo huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi xem nhạc cụ người Cadong.

Trong các cuộc hội diễn Liên hoan cồng Chiêng đàn và hát dân ca ở huyện và tỉnh đội đều đạt giải cao. Sơn Mùa, huyện vùng cao Sơn Tây, Quảng Ngãi là xã năm trên đường Đông Trường Sơn, nơi có nhiều bản làng nhà sàn đẹp và có nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của người Cadong. Nhận thấy những giá trị văn hóa tiềm ẩn này, năm 2021 chính quyền địa phương xã Sơn Mùa đã xin huyện và các Sở ngành cùng Ban dân tộc tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm thành lập Câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa Cadong. Câu lạc bộ ra đời, sẽ thực hiện nhiệm vụ truyền dạy hát dân ca, chế tác, sử dụng các nhạc cụ văn hóa cổ truyền của người Cadong cho lớp trẻ và xây dựng bản làng truyền thống của người Cadong để phục vụ khách du lịch trong tỉnh trong nước và nước ngoài.

Trước mắt, xã tạo điều kiện cho các nghệ nhân đi tham quan học tập kinh nghiệm những mô hình bảo tồn văn hóa ở Kon Tum để nghệ nhân rút kinh nghiệm làm tốt hơn khi tham gia vào Câu lạc bộ ở địa phương.

“Từ ý tưởng đến hành động cả một quá trình nhận thức. Chúng tôi luôn quán triệt cho cán bộ, đáng viên và các nghệ nhân phải xây dựng chương trình hoạt động và đoàn kết xây dựng Câu lạc bộ ngay sau khi thánh lập, để nhân rộng mô hình ”.  Ông Hà Phải, Chủ tịch UBND xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ.

Một tiết mục văn nghệ chào mừng lễ ra mắt
Một tiết mục văn nghệ chào mừng lễ ra mắt.

Tỉnh Quảng Ngãi có 05 huyện miền núi, là nơi tập trung sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là Đề án Bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các cấp, ngành, địa phương cùng người dân vùng cao đang nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc mình, để không bị mai một.

Bài và ảnh Trần Đình Quang

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay: Tăng hơn 2%
Giá xăng dầu hôm nay: Tăng hơn 2%

Giá xăng dầu hôm nay 12/9, giá dầu thế giới tăng hơn 2% do lo ngại về việc ngừng sản xuất kéo dài tại mỏ dầu ngoài khơi của Hoa Kỳ, nơi cơn bão Francine đi qua.

Nam Định: Nước lũ lên cao, cầu phao Ninh Cường bị đứt
Nam Định: Nước lũ lên cao, cầu phao Ninh Cường bị đứt

Thông tin với báo chí, lãnh đạo Ban Quản lý Bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Nam Định cho biết, Cầu phao Ninh Cường vừa bị đứt do nước lũ trên sông Ninh Cơ dâng cao.

Bắc Ninh: Khuyến cáo người dân bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lũ
Bắc Ninh: Khuyến cáo người dân bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lũ

Trước tình hình thời tiết, mưa lũ diễn biến phức tạp, khó lường, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ năm nay.

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...