Vĩnh Phúc: Thị trường nước giải khát, nước đóng bình và nỗi lo mất an toàn VSTP
Bước vào mùa nắng nóng, thị trường nước giải khát, nước đóng bình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc lại nhộn nhịp hẳn lên do nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là mặc dù các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát song nhiều mặt hàng nước giải khát, nước đóng bình vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Người tiêu dùng thận trọng khi chọn lựa nước giải khát (ảnh minh họa)
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có hàng trăm loại nước giải khát nội, ngoại nhập khác nhau được bày bán khắp nơi, từ siêu thị, các đại lý bánh kẹo cho đến các chợ nông thôn, quán nước vỉa hè. Bên cạnh các dòng sản phẩm nước ngọt của những hãng nổi tiếng như Pepsi, Coca cola, Sabeco... còn có hàng trăm nhà sản xuất khác, mỗi hãng lại có hàng chục nhãn hàng khác nhau.
Sự phong phú này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi lựa chọn, nhất là trong thời buổi thị trường “vàng thau lẫn lộn” các loại hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan.
Thực tế, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại nước ngọt có tên gọi gần giống với những sản phẩm nổi tiếng như: Nước tăng lực Red Bull, trà xanh Oton, Red Star, Red Dimo... Nếu chỉ nhìn qua, khách hàng rất dễ nhầm lẫn bởi có rất nhiều điểm giống nhau về màu sắc, hình ảnh in trên bao bì, lại cùng kích cỡ, dung tích. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều được làm theo kiểu “ăn theo” tên của các dòng sản phẩm, thương hiệu đã tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng, nếu không chú ý kỹ, rất dễ bị mua phải những sản phẩm kém chất lượng này.
Bên cạnh đó, nhiều loại sản phẩm trôi nổi, không nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cũng được bày bán công khai, nhất là tại các cổng trường học, các vùng nông thôn với giá rẻ hơn hẳn các sản phẩm chính hãng nên hường thu hút người tiêu dùng có mức thu nhập thấp, nhất là học sinh, sinh viên.
Cùng với các mặt hàng nước giải khát đóng chai, đóng hộp, thị trường nước giải khát bình dân như nước dừa, trà xanh, nước mía, trà sữa, các loại chè đỗ đen, đỗ xanh, thập cẩm... cũng “tăng nhiệt”. Trên khắp các vỉa hè, ngõ phố, ở đâu cũng có hàng giải khát được dựng lên để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Qua quan sát của chúng tôi, trong những ngày nắng nóng vừa qua, các quán nước giải khát cạnh khu vực trường học, bệnh viện luôn đông kín khách. Do đây là mặt hàng nước uống bình dân, được chế biến đơn giản, chủ yếu từ nguyên liệu thiên nhiên và có giá thành phù hợp nên thu hút khá đông người tiêu dùng có mức thu nhập thấp.
Nhu cầu sử dụng các loại nước giải khát tăng cao đang là cơ hội tốt để hàng giả, hàng kém chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm trà trộn. Hiện nay, bên cạnh nhiều sản phẩm nước giải khát đóng chai, đóng lon chất lượng đã được kiểm định của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu lớn như Vinamilk, Coca-cola, Pepsi... trên thị trường còn xuất hiện nhiều sản phẩm bị làm giả, nhái thương hiệu và không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác; sản phẩm được sản xuất thủ công không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, nhất là các loại nước giải khát tự pha chế.
Tìm hiểu tại một số quán giải khát trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên nhận thấy, nhiều nguyên liệu để làm cocktail, trà sữa trân châu, chè thập cẩm với đủ màu sắc nhưng không có bất kỳ một thông tin nào về sản phẩm, được người bán đựng trong những hộp, can nhựa to và chỉ sau chưa đến 1 phút pha chế đã có 1 ly nước bắt mắt phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Còn tại các quán nước vỉa hè, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm còn cao hơn khi nhiều quán được dựng lên ngay gần cống rãnh, trên các tuyến đường bụi bặm, sau mỗi lần sử dụng âu, cốc đựng nước, chủ quán chỉ tráng qua loa trong cùng một chậu nước rồi lại đem ra sử dụng cho khách đến sau.
Được biết, trung bình mỗi năm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Vĩnh Phúc đã phối hợp với các ngành chức năng liên quan tiến hành kiểm tra 20 – 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đóng bình, nước giải khát, qua đó xử phạt hành chính, yêu cầu tạm dừng sản xuất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không đảm bảo đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề mất an toàn vệ sinh trong lĩnh vực này vẫn luôn tiềm ẩn.
Đơn cử như năm 2017, Chi cục đã kiểm tra 24 cơ sở, qua đó, xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở với lỗi vi phạm không có giấy khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, trang phục bảo hộ lao động không đầy đủ; yêu cầu tạm dừng hoạt động 3 cơ sở do chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo trong sản xuất nước đóng bình, chai.
Tuy nhiên trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh vẫn để xảy ra 1 vụ ngộ độc do uống nước đóng bình khiến 24 em học sinh tại một trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tam Dương phải nhập viện. Dù ngay sau đó, các ngành chức năng đã vào cuộc điều tra làm rõ; ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 16 triệu đồng và buộc doanh nghiệp sản xuất nước này phải tạm dừng sản xuất song sự việc đã dóng lên hồi chuông cảnh báo về sự mất an toàn vệ sinh đối với những loại nước uống được sản xuất theo kiểu thủ công, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bước vào mùa nắng nóng năm 2018, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã chủ động lên kế hoạch, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh đá, nước uống đóng bình, đóng chai, thực phẩm chức năng… trong đó, chú trọng những cơ sở có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với kiên quyết xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh sự vào cuộc của các ngành chức năng, để tránh mua phải các loại nước uống sản xuất không bảo đảm an toàn, người tiêu dùng nên sử dụng những sản phẩm có xuất xứ, thành phần và ngày sản xuất cụ thể, đã công bố kết quả kiểm định rõ ràng; tuyệt đối không nên sử dụng loại sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc quá trình sản xuất không được bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bích Phượng
Tin mới
Việc xét đề nghị đặc xá được tiến hành chặt chẽ, công khai, dân chủ
Từ 2009 đến nay, Chủ tịch nước đã 9 lần ký quyết định đặc xá cho hơn 92.000 phạm nhân có quá trình cải tạo, lao động, học tập tốt trở về với gia đình, cộng đồng làm công dân có ích cho xã hội.
Việt Nam có “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì”: Bước tiến mới trong chăm sóc sức khỏe
Ngày 18/9, “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động, giúp người thừa cân, béo phì đạt nhiều mục tiêu cùng lúc: hình thể đẹp, giảm mỡ nội tạng, đẩy lùi bệnh và ngăn loạt biến chứng thừa cân, béo phì.
Ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII
Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc sáng ngày 18/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh T.H, địa chỉ: thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Lạng Sơn: Tỷ lệ học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%
Ngày 18/9, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn, Sở Y tế Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả công tác bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh sinh viên (HSSV), công tác y tế trường học năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ trong năm học 2024 - 2025.
Đà Nẵng: Cấm phương tiện lưu thông trên tuyến đường lên bán đảo Sơn Trà
Chiều 18/9, UBND quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng ban hành Công văn số 3695/UBND-VP cấm phương tiện lưu thông trên đường lên bán đảo Sơn Trà (đường Hoàng Sa) từ 17 giờ ngày 18/9 để tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9