Việt Nam-Nhật Bản cùng nhau hợp tác, kiến tạo tương lai
Nhật Bản khẳng định tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Sáng 16/12, tại Tokyo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng với chủ đề: Cùng nhau hợp tác, kiến tạo tương lai để Việt Nam và Nhật Bản ngày càng giàu đẹp, hùng cường, thịnh vượng hơn.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, diễn ra đúng dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản và đặc biệt là chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại Châu Á và trên thế giới" nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa qua.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Ken Saito đánh giá cao tốc độ tăng trưởng cao với chính sách phù hợp, thị trường lớn và nguồn nhân lực ưu tú của Việt Nam.
Nhật Bản khẳng định tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Ông Ishiguro Norihiko-Chủ tịch JETRO cho biết, trong 06 năm liên tục, Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai trong các địa điểm mà doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn đầu tư.
Diễn đàn cũng nghe đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản trình bày những định hướng, đề xuất hợp tác, đầu tư về phát triển xanh, chuyển đổi số tại Việt Nam thời gian tới.
Phát biểu tại Diễn đàn, trước 600 đại biểu tham dự, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự có mặt đông đảo của các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp Nhật Bản, mang lại tình cảm ấm áp và hy vọng to lớn về quan hệ hai nước.
Thủ tướng cho biết: Trong năm 2023 - kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, gần 500 hoạt động ý nghĩa đã được tổ chức tại cả Việt Nam và Nhật Bản, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác và làm sâu sắc tình cảm hữu nghị, sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Thủ tướng đánh giá, trải qua 50 năm vun đắp và xây dựng, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức rất cao.
Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ hai về hợp tác lao động, đứng thứ ba về hợp tác đầu tư và du lịch, đứng thứ tư về hợp tác thương mại. Hai nền kinh tế có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau cùng phát triển.
Về đầu tư, với trên 5.200 dự án và hơn 71,5 tỷ USD vốn đăng ký, các nhà đầu tư Nhật Bản đã có mặt tại hầu hết các địa phương của Việt Nam, tham gia nhiều dự án mang tính chiến lược trong một số lĩnh vực trọng điểm.
Kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 40 tỷ USD trong 11 tháng năm 2023, trong đó nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt gần 20 tỷ USD. Nhật Bản là đối tác đã ký kết nhiều FTA song phương và đa phương nhất với Việt Nam, tạo nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước trên tinh thần hai bên cùng có lợi, bổ trợ lẫn nhau.
Đặc biệt, có trên 500.000 người Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc tại Nhật Bản và 22.000 người Nhật Bản làm việc, sinh sống, học tập tại Việt Nam.
Chia sẻ về các yếu tố nền tảng thúc đẩy phát triển của Việt Nam, Thủ tướng cho biết hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục thúc đẩy phát triển dựa trên 3 trụ cột là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gồm cả hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa…
Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng; xác định lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, là nguồn phát triển; không hy sinh tiến bộ và công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Việt Nam đặt mục tiêu phát triển chiến lược đến năm 2030 trở thành quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong đó, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.
Việt Nam tiếp tục bảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Kiên trì chính sách quốc phòng "bốn không". Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo hướng "dân tộc, khoa học, đại chúng", văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa soi đường cho quốc dân đi.
Sau gần 04 thập kỷ đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người trên 4.100 USD (năm 2022). Nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới; TOP 20 nước dẫn đầu về kim ngạch thương mại (năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD); đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng. Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược với 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước G7, G20…
Có thể nói, Việt Nam là nơi trú ẩn an toàn trước cơn bão, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro như hiện nay, Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng cho biết thời gian tới, Việt Nam tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững; tập trung phát triển những lĩnh vực mới nổi, xu thế của thế giới như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. Trong quá trình đó, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội…
Thủ tướng nêu rõ, việc Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện là nền tảng chính trị quan trọng để tiếp tục mở rộng không gian hợp tác trong những lĩnh vực mới mà hai bên có thế mạnh.
Việt Nam cần phía Nhật Bản, trong đó có các doanh nghiệp, tiếp tục hợp tác, hỗ trợ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hỗ trợ về tài chính với lãi suất ưu đãi; hỗ trợ về chuyển giao công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại; góp ý xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách.
Thủ tướng cũng đề nghị phía Nhật hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và Việt Nam sẽ cung ứng nguồn nhân lực cho các đối tác. Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương; thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác văn hóa.
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đến đầu tư và thành công tại Việt Nam, thu được kết quả ngày càng cao hơn, thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam.
PV/Chinhphu.vn
Tin mới
Khai mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3 - lan tỏa ý nghĩa nhân văn
Ngày 20/9, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, Sunrise Events Vietnam (SEV) cùng Nhà tài trợ chiến lược Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức khai mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3.
Giá lúa gạo hôm nay 20/9: Giá gạo tăng mạnh
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (20/9) tại thị trường trong nước tăng 200-350 đồng/kg với gạo nguyên liệu, trong khi đó, giá mặt hàng phụ phẩm giảm mạnh từ 100 - 250 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu có điều chỉnh so với ngày hôm qua.
Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng – Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1009/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2045.
Smartphone gập ba Mate XT của Huawei được bán với giá bao nhiêu?
Mate XT là thiết kế gập ba hình chữ Z, cho phép người dùng sử dụng theo nhiều kích thước và hình dạng khác nhau như 6,4 inch nếu gấp lại; 7,9 inch nếu mở một bản lề và lớn nhất là 10,2 inch khi mở ra hoàn toàn.
VRG ủng hộ đồng bào tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do bão số 3
Sáng 20/9, Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), do Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐQT Tập đoàn Hà Văn Khương làm Trưởng đoàn, đã có buổi thăm, làm việc và ủng hộ đồng bào tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do bão số 3...
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 8
Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan công bố, trong tháng 8 lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam đã giảm mạnh 12,6% so với tháng 7, tương ứng giảm khoảng 2.000 chiếc.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ