Chuyến thăm mở ra trang mới trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
Nhân dịp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân có chuyến thăm chính thức Nhật Bản (27-30/11), Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu đã chia sẻ về ý nghĩa chuyến thăm và những nền tảng quan trọng làm nên 'nét riêng' của quan hệ Việt-Nhật.
Đại sứ có thể chia sẻ thông tin và ý nghĩa chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân tới Nhật Bản?
Chuyến thăm chính thức Nhật Bản vào tuần tới của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, lại đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hai nước.
Quan hệ hai nước trong 50 năm qua, nhất là sau 9 năm nâng cấp lên Đối tác chiến lược sâu rộng vào năm 2014 đến nay đã đạt được nhiều bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, toàn diện với sự tin cậy chính trị cao, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng-an ninh, văn hoá-giáo dục, nông nghiệp, y tế, lao động, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương...
Năm 2023, hai nước tổ chức gần 500 hoạt động thiết thực, có ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn tình cảm hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Có thể nói, chưa bao giờ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước lại nhận được sự đồng thuận rộng rãi như vậy của Nhà nước, Chính phủ và nhân dân hai nước.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều hết sức coi trọng chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, là dịp để Lãnh đạo cấp cao hai nước cùng nhau trao đổi và thống nhất về những phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể để đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản sang một giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ, toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn nữa, đáp ứng lợi ích và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Nói một cách ngắn gọn, chuyến thăm sẽ mở ra trang mới trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.
Với quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, năm 2023 quả thực vô cùng “rực rỡ sắc màu” khi cả hai nước đã nỗ lực tổ chức hàng loạt các hoạt động, trên các lĩnh vực khác nhau để kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao. Nhìn lại hành trình đó, Đại sứ muốn nhấn mạnh điều gì?
Năm 2023, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao 1973-2023. Đây là cơ hội tốt để đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới, đồng thời xây dựng, định hình khuôn khổ cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản trong 50 năm tiếp theo; cơ hội để các bộ ngành và địa phương ta tăng cường quan hệ hợp tác, giao lưu hữu nghị nhiều mặt với Nhật Bản.
Trên tinh thần đó, trong năm 2023, hai bên đã, đang và tiếp tục triển khai nhiều hoạt động phong phú để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Giao lưu cấp cao và các cấp diễn ra sôi động. Nhiều hoạt động giao lưu kinh tế như tổ chức hội thảo, tọa đàm kinh tế, tuần hàng Việt Nam được tổ chức với tần suất cao.
Hợp tác địa phương đã được thúc đẩy thông qua các chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Nhật Bản và quảng bá các địa phương Nhật Bản tại Việt Nam. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giao lưu nhân dân diễn ra sôi động. Nhiều sự kiện giao lưu văn hóa quy mô lớn người dân hai nước mong đợi như Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, vở Opera “Công chúa Anio”.
Có thể nói, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử, xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng trên cơ sở chân thành, tình cảm, tin cậy, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, trên thế giới và vì lợi ích của nhân dân mỗi nước. Đó là kết quả của những nỗ lực không ngừng của hai nước trong suốt những năm qua trên cơ sở tin cậy về chính trị và sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân hai nước.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 5/2022, Thủ tướng Kishida Fumio đã nhấn mạnh tiềm năng hợp tác giữa hai nước là vô hạn. Từ thực tiễn triển khai trên địa bàn, Đại sứ nhận định như thế nào về tiềm năng này?
Từ tháng 5/2023, tôi vinh dự được đảm nhiệm trọng trách Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản. Qua một thời gian ngắn, tôi đã cảm nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nhà lãnh đạo Nhật Bản, các chính trị gia, cộng đồng doanh nghiệp, người dân Nhật Bản đối với việc phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, nhất là trong năm 2023 kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Kinh tế Việt Nam và Nhật Bản có tính bổ sung cao cho nhau. Việt Nam có dân số hơn 100 triệu người, có nền kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh, lực lượng lao động dồi dào, môi trường kinh tế, chính trị ổn định, điều kiện thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, được các bạn Nhật Bản đánh giá là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và đáng tin cậy.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, một nước công nghiệp phát triển hàng đầu với lợi thế về vốn, công nghệ và quản lý. Hợp tác trong các lĩnh vực ODA, FDI, thương mại và du lịch đã mang lại hiệu quả và tiếp tục tạo ra những lợi ích to lớn cho cả hai nước.
Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực đang trở thành nền tảng cho sự hợp tác giữa hai nước. Hiện nay, tổng số người Việt Nam tại Nhật Bản lên tới nửa triệu người, đưa Việt Nam trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tại Nhật Bản sinh sống, làm việc và học tập tại tất cả các tỉnh, thành phố của Nhật Bản, qua đó giúp thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu lao động của Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hiện đại hóa đất nước, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, giải pháp năng lượng tiên tiến, hệ thống giáo dục toàn diện là rất lớn... Đây là những lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh, là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Nhật Bản nắm bắt và mở rộng hợp tác với Việt Nam.
Như Đại sứ nhận định, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử. Vậy đâu là những nền tảng quan trọng để có được thành quả tốt đẹp này?
Quan hệ hai nước có sự tin cậy chiến lược cao. Trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi của tình hình thế giới, khu vực và của mỗi nước, quan hệ hai nước đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc và toàn diện, đến nay đã trở thành đối tác hết sức quan trọng của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược.
Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, tổ chức gặp gỡ bên lề các Hội nghị quốc tế và khu vực, từ đó củng cố quan hệ tin cậy giữa Lãnh đạo hai nước, đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển hiệu quả trong quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, các hội nghị ASEAN+, APEC, ASEM... cùng nhau đóng góp ngày càng tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phù hợp với đường lối đối ngoại của mỗi nước. Nhật Bản là nước G7 đi đầu trong thúc đẩy quan hệ với Việt Nam (thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2009, công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam năm 2011...).
Hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, tập quán và giao lưu từ lâu đời. Mối quan hệ này được các thế hệ vun đắp trở nên gắn bó chặt chẽ, thân thiết như ngày hôm nay. Người dân hai nước luôn cảm thông, chia sẻ, ủng hộ, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
Điều này được thể hiện rất rõ trong phong trào chia sẻ quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản được tổ chức rộng rãi ở Việt Nam khi trận động đất, sóng thần lịch sử xảy ra ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản tháng 03/2011 cũng như việc Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã là quốc gia đầu tiên viện trợ vaccine phòng dịch Covid-19 quy mô lớn cho Việt Nam khi tình hình dịch diễn biến phức tạp ở nước ta.
"Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử, xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng trên cơ sở chân thành, tình cảm, tin cậy, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, trên thế giới và vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Xin cảm ơn Đại sứ!
Theo báo Quốc tế
Tin mới
Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân
Mực nước lũ trên sông Lô - Gâm và trên sông Phó Đáy, tại huyện Sơn Dương, ở mức cao, gây ngập lụt, chia cắt, cô lập nhiều vùng thấp trũng trên địa bàn tỉnh. Việc di chuyển của người dân qua địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn.
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác
Trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở Bắc Ninh vỡ đê khiến nhiều người dân ồ ạt đi mua thực phẩm tích trữ, gây mất an ninh, trật tự, hoang hoang trong nhân dân.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9 của các công ty chứng khoán.
Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà
Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6616 lệnh Giám đốc Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ Năm vào hồi 11h00 ngày 9/9; Văn bản số 6619 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang (từ 11h00 ngày 9/9: Hồ Hoà Bình có 2 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang có 5 cửa xả đáy, hồ Thác Bà có 3 cửa xả mặt).
Mozambique mong Việt Nam hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản
Tổng thống Filipe Jacinto Nyusi chúc mừng những thành tựu phát triển vượt bậc của Việt Nam về ổn định chính trị, xã hội, tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế trên trường quốc tế; nhấn mạnh quyết tâm của Nhà nước và Chính phủ Mozambique trong củng cố và phát triển quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Việt Nam.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam