Viện khảo cổ học khẳng định bãi cọc tại Hải Phòng là một phần trận địa của trận Bạch Đằng năm 1288
Viện khảo cổ học đã khẳng định, bãi cọc được phát hiện tại khu vực cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng là một phần trận địa của trận Bạch Đằng năm 1288 được Trần Hưng Đạo sử dụng để ngăn chặn quân Nguyên Mông, không cho chúng đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy, buộc địch phải đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của quân, dân ta.
Hải Phòng là vùng đất cửa biển miền Đông Bắc tổ quốc, luôn giữ vị trí chiến lược trọng yếu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Các triều đại phong kiến nước ta đều xác định vùng đất này chính là “yết hầu của Kinh thành”.
Ngày nay, nói đến Hải Phòng là chúng ta nói về thành phố Cảng, thành phố Hoa Phượng Đỏ, một thành phố đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Nhưng trong ký ức của các thế hệ người dân Việt Nam, không thể nào và không bao giờ lãng quên những chiến thắng vĩ đại, oanh liệt của cha ông trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử.
Viện khảo cổ học khẳng định bãi cọc tại Hải Phòng là một phần trận địa của trận Bạch Đằng năm 1288 (Ảnh: PV)
Sông Bạch Đằng chảy giữa huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng và thị xã Quảng Yên – Quảng Ninh, là hợp lưu của nhiều nhánh sông tính từ thượng lưu nối với sông Đá Bạc đến cửa biển Nam Triệu. Đoạn chảy qua địa phận Hải Phòng dài khoảng hơn 20 km, có lòng sông rộng, nước sâu. Từ cửa biển Nam Triệu – cửa biển lớn nhất nước ta thời phong kiến vào sông Bạch Đằng, tàu thuyền sẽ ngược Lục đầu giang và thẳng tiến kinh thành Thăng Long.
Phía hữu ngạn sông Bạch Đằng thuộc địa phận huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng có dãy núi đá Tràng Kênh hùng vỹ, với nhiều hang động, sông lạch, thung lũng, trước đây là những rừng cây rậm rạp, đặc biệt thuận lợi cho việc bố trí trận địa phòng thủ quốc gia. Trong sách “Dư địa chí” viết vào thế kỷ 15, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã nêu rõ: “Sông Bạch Đằng rộng 345 trượng, núi cao, nước rộng, sóng gió ngất trời, thực là một nơi hiểm yếu”.
Vào thế kỷ thứ 10, thế kỷ thứ 13, trên dòng sông Bạch Đằng đã diễn ra 3 trận thủy chiến ác liệt nhất chống quân xâm lược phương Bắc trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam. Một số nhà sử học cho rằng, đó cũng là 3 trong số những trận thủy chiến chống ngoại xâm lớn nhất trong lịch sử cổ trung đại thế giới.
Với ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam, với thiên tài quân sự của 3 vị Anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo và với sự hùng vỹ, hiểm yếu thiên định của sông Bạch Đằng, 3 trận chiến đó đều có ý nghĩa quyết định đến việc kết thúc chiến tranh mà chiến thắng vĩ đại đều thuộc về dân tộc ta. Trên cùng một dòng sông, diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược chống ngoại xâm và dân tộc chính nghĩa đều chiến thắng, có lẽ đây là điều hiếm có.
Những kỳ tích đó càng làm cho dòng sông Bạch Đằng trở nên linh thiêng, huyền bí và thu hút sự quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và các nhà sử học Việt Nam từ xưa tới nay. Các sử gia nổi tiếng thời phong kiến và hầu hết các sử gia nổi tiếng của thời đại Hồ Chí Minh, thời đại chúng ta đang sống, đều đã có sự nghiên cứu, có những công trình khoa học, tác phẩm sử học công phu về 3 trận chiến trên sông Bạch Đằng.
Từ phát hiện của người dân tại địa bàn xã Liên Khê cạnh sông Đá Bạc – huyện Thủy Nguyên, tháng 10/2019, UBND thành phố đã đề nghị và Viện khảo cổ học Việt Nam đã về địa phương khảo sát kỹ càng. Được sự chỉ đạo của Bộ VHTT&DL, ngày 27/11/2019, Viện khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng đã tiến hành khai quật khu vực cánh đồng Cao Quỳ - xã Liên Khê - huyện Thủy Nguyên và đã phát hiện được 27 cọc gỗ.
Viện khảo cổ học đã khẳng định, bãi cọc là một phần trận địa của trận Bạch Đằng năm 1288 được Trần Hưng Đạo sử dụng để ngăn chặn quân Nguyên Mông, không cho chúng đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy, buộc địch phải đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của quân, dân ta. Thực tiễn trận chiến diễn ra sau đó đều đúng với tính toán thần kỳ của Trần Hưng Đạo.
Việc phát hiện được các bãi cọc - chứng tích một phần của các trận địa năm xưa có ý nghĩa rất quan trọng về mặt khoa học quân sự và văn hóa lịch sử.
Phát biểu tại hội nghị báo cáo kết quả khai quật di tích bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố cho biết:
"Rõ ràng, việc phát hiện được bãi cọc lớn nhất từ trước tới nay tại địa bàn Hải Phòng như trên là một phát hiện rất quan trọng của ngành khảo cổ học Việt Nam, mang lại niềm phấn khởi, tự hào cho các tầng lớp nhân dân Hải Phòng. Để có được kết quả đó, được sự đồng ý rất kịp thời của Bộ VHTT&DL, các chuyên gia khảo cổ đến từ Hội khảo cổ học, Viện khảo cổ học thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thể hiện niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cũng như tinh thần trách nhiệm rất cao trước lịch sử dân tộc.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP. Hải Phòng, đồng chí đã gửi lời cảm ơn chân thành tới Bộ VHTT&DL, Viện khảo cổ học, các chuyên gia, các nhà khoa học cùng các cộng sự đã giúp đỡ TP. Hải Phòng để có được kết quả công bố ngày hôm nay. Đồng thời, cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới các nhà nghiên cứu lịch sử, trong đó có các Nhà sử học đầu ngành của nước ta về những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu, làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến các chiến thắng vĩ đại của cha ông ta trong 3 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử".
Ông Thành cũng cho rằng, việc phát hiện, khai quật được bãi cọc Bạch Đằng tại địa bàn xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên là vô cùng có ý nghĩa, song việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích còn quan trọng và ý nghĩa hơn nhiều. Đây chính là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền TP. Hải Phòng trước lịch sử của dân tộc, là trách nhiệm với các thế hệ mai sau và đề nghị các cấp, các ngành của thành phố quan tâm.
QN
Tin mới
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Công an tỉnh Quảng Bình kiểm tra công tác phòng tránh bão và hoàn lưu sau bão
Các phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo lực lượng công an triển khai các phương án phòng, tránh bão và hoàn lưu sau bão...
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023