Vĩnh Phúc: Khai hội Đền thờ Ngô Tướng Công
Lễ hội Đền thờ Ngô Tướng Công (phường Phúc Thắng, TX. Phúc Yên, Vĩnh Phúc) diễn ra từ ngày 24/2 đến 26/2 (tức ngày mùng 9 -11/1/1018 Âm lịch). Đây là Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của vị tướng Ngô Miễn và phu nhân. Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân, quan khách thập phương trong và ngoài tỉnh đến tham dự.
Lễ hội Đền thờ Ngô Tướng Công năm 2018
Ngô Tướng Công (hay Ngô Miễn) xuất thân trong gia đình hào phú có thế lực ở xã Xuân Hy, tổng Kim Hoa, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc (nay là phường Phúc Thắng, Phúc Yên). Từ nhỏ, ông Ngô Miễn đã thông minh hơn người. Năm 22 tuổi, dưới triều vua Trần Thuận Tông ông thi đỗ Thái Học sinh (Tiến sỹ).
Tuy nhiên, sau khi đỗ đạt, Ngô Miễn không ra làm quan mà xin về quê mở trường dạy học. Với chí khí và lòng nhân đức vô lượng, nhân dân khắp nơi đã cho con em theo học. Không những học rộng, tài cao, Tiến sỹ Ngô Miễn còn lãnh đạo Thập tộc xã Xuân Hy khai hoang, lấn biển và đánh giặc cứu nước.
Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và quan khách thập phương
Năm 1400, được vua Hồ vời ra làm quan với chức Nội nhân giám quan Thiên cương. Năm 1406, Ngô Miễn được vua Hồ Hán Thương gia phong chức Hành khiển Thượng Thư lệnh, hữu Tham tri chính sự kiêm tri các Lăng phủ Thiên Xương. Đây là một trong các chức vụ trọng yếu của triều đình nhà Hồ.
Được phong quan chưa lâu, mùa xuân năm Đinh Hợi (1407), Ngô Miễn cầm quân ra trận thực hiện lý tưởng “bình thiên hạ”. Tuy nhiên, sau 7 năm cầm quân giữ nước, vào ngày 12/5/1407, Ngô Miễn nhận được tin vua Hồ Hán Thương bị giặc bắt, ông quyết không chịu đầu hàng nên nhảy xuống cửa bể Kỳ La tuẫn tiết. Khi ấy ông mới 37 tuổi.
Lượng khách tham dự Lễ rước rất đông
Để ghi nhận công lao to lớn của Ngô Tướng Công và phu nhân, nhân dân thuộc 4 thôn của phường Phúc Thắng, TX. Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã lập đền thờ. Hiện nay, ở cả 4 thôn (Phúc Thắng, Phúc Yên) đều có Đền thờ Ngô Tướng Công và đều nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, đền thờ chính được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1991 và tọa lạc tại tổ dân phố Xuân Mai 2.
Lễ hội Ngô Tướng Công diễn ra trong 3 ngày, từ 24/2/2018 đến ngày 26/2/2018 (từ ngày mùng 9 đến ngày 11 tháng Giêng năm Mậu Tuất).Trong các ngày diễn ra lễ hội, nhân dân địa phương sẽ tổ chức lễ hội gồm 2 phần, đó là phần Lễ và phần Hội:
Phần Lễ sẽ bao gồm: Lễ rước kiệu, Tế lễ, Lễ dân hương.
Phần Hội sẽ bao gồm: Biểu diễn, giao lưu văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian như Phi tiêu, bắt vịt, thổi cơm thi, bịt mắt bắt dê, đập niêu, kéo co, cờ tướng, đấu vật…
Cũng như những năm trước đó, khai hội sẽ là phần Lễ rước kiệu, và sẽ được rước bắt đầu từ Quốc lộ 2A theo trục chính hướng về đền thờ.
Lễ rước được tổ chức trang nghiêm, bài bản
Ông Đỗ Quang Dối - Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết: "Lễ hội Đề thờ Ngô Tướng Công đã được tổ chức hàng mấy trục năm qua. Để tưởng nhớ công lao của vị tướng Ngô Miên, nhân dân cứ hàng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng lại tổ chức lễ hội. Lễ hội diến ra trong 3 ngày và trong 3 ngày đó thì phần lễ và phần hội được tổ chức đan xen, nhưng quan trọng nhất vẫn là ngày đầu tiên, ngày lễ chính.
Bởi ngày lễ chính sẽ tổ chức lễ rước. Ban tổ chức rất chú trọng trong khâu trật tự an ninh, nhất là trong ngày đầu, bởi lượng quan khách đổ về tham dự lễ rước đông. Tính tới thời điểm này, lễ rước đã xong và không có vẫn đề gì xảy ra về an ninh trật tự.
Trong 2 ngày tiếp theo, phần lễ và phần hội vẫn sẽ được tiếp tục diễn ra như dự kiến. Ban tổ chức cũng sẽ tiếp tục tăng cường để đảm bảo phần an ninh, an toàn cho buổi lễ".
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi đầu khai mạc Lễ hội:
Lễ rước là phần quan trọng nhất của lễ hội
Lễ rước được tổ chức nghiêm trang
Bắt đầu tiến vào Đền thờ
Phần Tế là phần cuối cùng, kết thúc Lễ rước
Nhân dân và quan khách thâp phương làm lễ cầu sức khỏe và bình an
Các trò chơi dân gian thu hút đông đảo thanh niên tham dự
Các em nhỏ nô nức trong ngày hội
Những món quà lưu niệm mang nhiều ý nghĩa
Ngọn đuốc tháp sáng trong đêm hội
Nguyễn Quyên
Tin mới
Bắc Giang: Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với mưa lũ
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 3343-CV/TU tiếp tục tập trung triển khai công tác khắc phục hậu quả của bão số 3 và ứng phó với mưa lũ trên địa bàn.
Công văn khẩn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ
Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát, bổ sung và chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường phù hợp với thực tiễn các khu vực bị ảnh hưởng, ngập lụt, mưa lũ sau bão số 3.
Người dân thị trấn Quảng Hà nhanh chóng khôi phục nhịp sống thường ngày
Bão số 3 đi qua, người dân thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh nhanh chóng bắt tay ngay vào việc khôi phục lại nhịp sống thường ngày. Những thiệt hại nhanh chóng được khắc phục, dọn dẹp bằng sự đồng lòng, quyết tâm và niềm tin vào đà phát triển bền vững của vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh.
Tối nay, bão Bebinca có khả năng mạnh lên thành cuồng phong
Cơ quan thời tiết Philippines thông báo bão Bebinca đang di chuyển về phía Bắc với tốc độ 30 km/giờ và có khả năng mạnh lên thành cuồng phong vào tối 13/9 (giờ địa phương).
Bắc Ninh: Khôi phục chăn nuôi, thủy sản sau mưa bão
Cơn bão số 3 gây thiệt hại lớn trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, ngay khi bão tan, tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, phối hợp với nhân dân khẩn trương phòng chống dịch bệnh, khôi phục chăn nuôi, thủy sản sau bão
Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị thiệt hại do cơn bão số 3
Thành ủy Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị gặp gỡ và làm việc với đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố về mức độ thiệt hại và phương án khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào