Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vấn nạn phân bón kém chất lượng: "Mánh lừa"kinh doanh đa cấp

Việt Nam hiện có hơn 1.000 cơ sở sản xuất phân bón nhưng cơ quan chức năng chỉ mới cấp phép cho

 

THCL Việt Nam hiện có hơn 1.000 cơ sở sản xuất phân bón nhưng cơ quan chức năng chỉ mới cấp phép cho khoảng 500 cơ sở, vẫn còn trên 700 cơ sở chưa có giấy phép. Trong thực tế, công tác quản lý, cấp phép kinh doanh, khảo kiểm nghiệm, cấp giấy hợp quy hợp chuẩn phân bón rất lỏng lẻo.

Hậu quả khôn lường

Đơn cử, việc Bộ Công thương ủy quyền cho Trung tâm Khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ (Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT) cấp phép 2 loại phân bón DAP (phân bón vô cơ hỗn hợp) và phân lân nung chảy, nhưng đơn vị này đã cấp vượt thẩm quyền hơn 1.270 sản phẩm. Thanh tra Bộ NN&PTNT đã công bố 11 đơn vị - được Cục Trồng trọt cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón đều có sai phạm...

Tại Tọa đàm "Tác hại phân bón giả đối với vựa lúa ĐBSCL”, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Cần Thơ cho biết: Một số đại lý phân bón làm ăn không chân chính, đã mua đất sét viên tròn nhỏ có nhiều màu (giá 800 -1.000 đồng/kg), trộn với phân NPK, đem bán cho nông dân. Chưa kể, các đại lý mua sản phẩm của DN sản xuất phân bón kém chất lượng với giá thấp về bán với giá cao kiếm lợi, bất chấp thiệt hại của nông dân. Chỉ đến khi sử dụng không hiệu quả, nông dân mới biết mua phải hàng giả.

Để thu hút người mua, các đại lý thường tung chiêu khuyến mãi như "mua 10 bao phân lân được khuyến mãi thêm sản phẩm hoặc đi tham quan (Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang...)”.

Theo ông Đặng Hữu Thắng, Phó ban Tiếp thị Truyền thông TCT Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo), thời gian qua, rất nhiều DN phân bón nhỏ lẻ, sản xuất "chui”, về các vùng quê, tổ chức hội thảo, tư vấn sử dụng phân bón, quảng bá chất lượng sản phẩm "trên trời”; thậm chí phối hợp với các hội địa phương hoặc các chuyên gia nông nghiệp để tạo uy tín, nông dân khó phân biệt thật - giả.

Chuyên gia nông nghiệp, PGS. TS. Mai Thành Phụng nhận định: Ước tính, thiệt hại do phân bón giả, kém chất lượng gây ra đối với sản xuất nông nghiệp lên đến 2,6 tỷ USD/năm. Nhưng đó mới chỉ là con số trước mắt, hậu quả lâu dài còn lớn hơn nhiều. Việc sử dụng phân bón giả, kém chất lượng không những ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất (giảm năng suất, chất lượng nông sản, mất mùa...), mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến đất và nước, gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe người dân.

Xử lý mạnh tay!

Cục QLTT (Bộ Công thương) cho hay, từ đầu năm đến nay, đã tiến hành kiểm tra và lấy khoảng 786 mẫu phân bón các loại. Qua xét nghiệm cho thấy 69% mẫu đạt yêu cầu, 31% mẫu kém chất lượng, hàng giả…; đa số các mẫu không đạt rơi vào các DN nhỏ, cơ sở sản xuất phân bón chưa có tên tuổi, thương hiệu.

Cục phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra 1.800 cơ sở kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp, phát hiện 421 vụ vi phạm, xử phạt khoảng 8 tỷ đồng. Điều đáng lo ngại đó là thủ đoạn sản xuất phân bón giả ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

Ông Hồ Quang Thái, Phó chánh Văn phòng BCĐ 389/QG, cho rằng: "Sự quản lý lỏng lẻo trong hoạt động cấp phép, thanh kiểm tra của bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan - là nguyên nhân chính khiến tình trạng phân bón giả, kém chất lượng hoành hành hiện nay”.

Giải quyết tình trạng trên, theo PGS. TS. Mai Thành Phụng, trước hết, cần phải quản lý tốt hệ thống đại lý (khâu lưu thông) bên cạnh quản lý từ gốc (các công ty sản xuất) bởi mọi khuyến cáo kỹ thuật phần lớn đều bị "mắc"ở đại lý. Với DN sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, mức xử phạt hiện nay là quá thấp, không đủ sức răn đe so với lợi nhuận kếch xù mà các cơ sở này thu được. Sau khi bị phát hiện và xử phạt, họ vẫn tiếp tục sản xuất nhằm trục lợi. Vì vậy, cần xử phạt sao cho DN làm phân bón giả không "tái sinh"được!

PGS. TS. Trần Kim Tính cho rằng, trong lúc chưa có quy định cụ thể ngăn ngừa được tình trạng làm giả phân bón, cần phải "trói"trách nhiệm của chính quyền địa phương, các đại lý phân bón. Những DN có sản phẩm bị làm giả, cần phối hợp với các cơ quan quản lý để xử lý vi phạm.

Ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục QLTT cũng lên tiếng: Phân bón giả thường chỉ phát hiện sau khi đã sử dụng nên nông dân cần chủ động giữ hóa đơn, bao bì phân bón để có vật chứng và thông tin hỗ trợ cơ quan điều tra nếu xảy ra sự cố. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là sẽ ngăn chặn tình trạng "bảo kê”. Đề nghị các địa phương luân chuyển địa bàn, kiểm tra chéo lực lượng QLTT, bởi đâu đó vẫn còn ý kiến cho rằng xử nhẹ, kiểm tra không hết.

Cũng theo ông Lam, Chính phủ vừa ban hành nghị định - chế tài mạnh đối với cơ sở vi phạm trong sản xuất phân bón giả và đại lý kinh doanh, trong đó có việc tước giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, cần có các hình thức khác giúp nông dân như trình chiếu các thủ đoạn, phương thức làm phân bón giả, cách phân biệt phân bón giả vào thời điểm "giờ vàng"để khi người dân mở tivi là có thể xem được.

Cơ quan quản lý cần phải siết chặt hơn nữa các quy định và hình thức xử lý đối với các hành vi sản xuất và kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. Cần rà soát hệ thống pháp luật, kiểm tra từ gốc để loại bỏ các đơn vị không đạt yêu cầu, khuyến khích DN làm ăn chân chính. Đừng để hàng giả tung hoành rồi mới kiểm tra, xử lý theo kiểu "thả gà ra rồi đuổi bắt"sẽ rất khó.

Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường nhấn mạnh: Đã đến lúc cần xây dựng mô hình "bác sỹ dinh dưỡng cây trồng"nhằm trực tiếp phổ biến kiến thức cho nông dân. Với mô hình này, nông dân sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức để chủ động lựa chọn sản phẩm phân bón phù hợp, biết cách phân biệt thật - giả, sử dụng hiệu quả

Hoan Nguyễn

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, hội nhập trong kỷ nguyên vươn mình"
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, hội nhập trong kỷ nguyên vươn mình"

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dành thời gian trao đổi, với các giáo sư, giảng viên và sinh viên của trường, thẳng thắng trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới các lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội cho tới các mối quan hệ của Việt Nam với các nước và cả các vấn đề mang tính toàn cầu.

Công khai, minh bạch khoản tiền trên 1.656 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Công khai, minh bạch khoản tiền trên 1.656 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Sau 14 ngày phát động đã tiếp nhận về tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương số tiền trên 1.656 tỷ đồng. Ban Cứu trợ Trung ương đã kịp thời phân bổ hỗ trợ đến các địa phương 2 đợt với tổng số tiền 1.035 tỷ đồng.

Bắc Ninh; Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Bắc Ninh; Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh vừa tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên.

Cầu Kênh Vàng là biểu tượng cho sự phát triển và kết nối giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương
Cầu Kênh Vàng là biểu tượng cho sự phát triển và kết nối giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương

Dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương có chiều dài tuyến khoảng 13,4km, tổng kinh phí hơn 2.182 tỷ đồng, được coi là biểu tượng cho sự phát triển và kết nối giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương

Công an Thanh Hóa nỗ lực giúp dân phòng, chống, khắc phục hậu quả ngập lụt và sạt lở đất
Công an Thanh Hóa nỗ lực giúp dân phòng, chống, khắc phục hậu quả ngập lụt và sạt lở đất

Suốt những ngày qua, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, Công an huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng tại chỗ triển khai các phương án khắc phục hậu quả mưa lũ.

Công an tỉnh Thanh Hoá tăng cường bảo đảm TTATGT, phân luồng giao thông tại những điểm ngập lụt
Công an tỉnh Thanh Hoá tăng cường bảo đảm TTATGT, phân luồng giao thông tại những điểm ngập lụt

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Công an tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo lực lượng tăng cường cảnh báo bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó kịp thời, tập trung hướng dẫn, phân luồng giao thông, không để xảy ra ách tắc giao thông tại những điểm ngập lụt nguy hiểm.