Truy xuất nguồn gốc cho cây đào: Bài toán kinh tế lâu dài của người dân Sơn La
Với diện tích trên 5.000 ha trồng đào, chủ yếu do đồng bào dân tộc ở vùng cao, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, chăm sóc trên đất nông nghiệp hoặc vườn nhà. Do đó, thời gian qua, cây đào đã trở thành nguồn thu nhập của bà con trong dịp Tết Nguyên đán.
Gắn tem truy xuất cho cây đào trồng
Theo ông Hà Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Sơn La, thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, Sơn La đã lựa chọn cây đào để truy xuất nguồn gốc trong mùa Tết năm nay.
Thực hiện truy xuất nguồn gốc cho cây đào là sự chủ động vào cuộc của Sơn La trong việc tìm hướng tiêu thụ thuận lợi cho cây đào trồng, vốn là loại cây mang lại thu nhập khá cho người dân của tỉnh, ông Hùng cho biết.
Trước đó, Sơn La là tỉnh đầu tiên kiến nghị Thủ tướng cho phép tỉnh thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định xuất xứ vùng trồng đào trên đất nông nghiệp, không phải đào rừng tự nhiên. Với mục tiêu truy xuất nguồn gốc để xác định rõ nguồn gốc cây đào có nguồn gốc xuất xứ như thế nào, vùng trồng ra sao, tính hợp pháp sử dụng của sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu cho đào Sơn La và việc triển khai dán tem truy xuất cho cây đào để phân biệt nguồn gốc đào rừng với đào trồng tạo điều kiện cho bà con có tăng thêm thu nhập.
Để thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào phục vụ tết Nguyên đán, Sở KH&CN Sơn La đã phối hợp với Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia - Cơ quan đầu mối thực hiện triển khai Quyết định 100 của Thủ tướng Chính phủ cung cấp hệ thống và tem truy xuất cho cây đào.
Theo ông Bùi Bá Chính - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, khi được quét mã QR code gắn trên cây đào, hệ thống truy xuất nguồn gốc do Trung tâm mã số mã vạch Quốc gia vận hành sẽ cung cấp thông tin về người trồng, địa chỉ, diện tích, thông tin về năm trồng đào…
“Việc dán tem truy xuất nguồn gốc cho cây đào sẽ giúp người mua đào xác định rõ nguồn gốc xuất xứ cây đào và giúp cây đào trở thành hàng hóa lưu thông một cách thuận lợi”, ông Chính cho biết.
Truy xuất nguồn gốc không bắt buộc nhưng nên làm
Ông Hà Mạnh Hùng khẳng định, việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào không bắt buộc. Tuy nhiên, theo ông Hùng việc truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là cây đào là việc nên làm để để xác định nguồn gốc, xuất xứ cây đào, xác định vùng trồng, xác định cây đào được trồng trên đất nông nghiệp, không phải là đào rừng tự nhiên.
Việc truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp cho cây đào trở thành hàng hóa lưu thông thuận lợi, bên cạnh đó còn giúp cho giá trị thương hiệu của đào Sơn La được khẳng định, ông Hùng cho biết.
Trước những băn khoăn của nhiều địa phương trong tỉnh về việc ngoài dán tem truy xuất nguồn gốc, cây đào có thể dán các tem nhãn khác để tiêu thụ hay không, ông Hà Mạnh Hùng cho biết, triển khai thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, Sơn La đã xây dựng Kế hoạch triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tỉnh đã lựa chọn cây đào để truy xuất nguồn gốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn khai thác, bán, vận chuyển cây đào dịp tết Nguyên đán năm 2021.
“Việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào là không bắt buộc mà phụ thuộc vào nhu cầu của địa phương, người trồng miễn làm sao chứng minh được cây đào được trồng không phải đào rừng tự nhiên”, ông Hùng nói.
Tuy nhiên ông Hùng cũng lưu ý, việc truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa là chủ trương chung, hướng đến sản xuất theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị cho hàng hóa là việc mà Sơn La hướng đến không chỉ cho cây đào mà cho tất cả các hàng hóa nông sản của tỉnh.
Hiện, việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La chuẩn bị, các thông tin về vùng trồng, địa chỉ nơi trồng… đang được cập nhật lên hệ thống truy xuất.
Theo ước tính với diện tích trồng đào của Sơn La hiện tại cần dùng khoảng 300-500 nghìn tem truy xuất nguồn gốc. Hiện Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia, đơn vị cung cấp giải pháp cũng đã chuẩn bị sẵn sàng 1 triệu tem truy xuất để phục vụ nhu cầu truy xuất đào trồng của Sơn La cũng như các tỉnh khác có nhu cầu. Được biết, kinh phí thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ được tỉnh Sơn La hỗ trợ hoàn hoàn.
Hà Thủy
Tin mới
Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
Đến tối 9/9, lực lượng chức năng bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (nối hai huyện Tam Nông - Lâm Thao của Phú Thọ).
Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân
Mực nước lũ trên sông Lô - Gâm và trên sông Phó Đáy, tại huyện Sơn Dương, ở mức cao, gây ngập lụt, chia cắt, cô lập nhiều vùng thấp trũng trên địa bàn tỉnh. Việc di chuyển của người dân qua địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn.
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác
Trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở Bắc Ninh vỡ đê khiến nhiều người dân ồ ạt đi mua thực phẩm tích trữ, gây mất an ninh, trật tự, hoang hoang trong nhân dân.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9 của các công ty chứng khoán.
Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà
Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6616 lệnh Giám đốc Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ Năm vào hồi 11h00 ngày 9/9; Văn bản số 6619 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang (từ 11h00 ngày 9/9: Hồ Hoà Bình có 2 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang có 5 cửa xả đáy, hồ Thác Bà có 3 cửa xả mặt).
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam