Điều này được thúc đẩy bởi nhu cầu khoảng 19.500 máy bay mới và lưu lượng hành khách hàng không trong khu vực có tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt 4,81%.

Nhờ vào sự gia tăng lưu lượng hàng không hằng năm, sự mở rộng đội bay và nhiều máy bay có nhu cầu được kết nối, hỗ trợ kỹ thuật số hơn, sự tăng trưởng nhu cầu dịch vụ sẽ được thể hiện thông qua các giải pháp được triển khai trong tất cả các giai đoạn của máy bay, từ khi bàn giao đến khi hết vòng đời sử dụng, bao gồm bảo dưỡng, nâng cấp và đào tạo bay.

Trong số các phân khúc khác nhau của mảng dịch vụ tại châu Á-Thái Bình Dương, giá trị thị trường của phân khúc bảo dưỡng máy bay sẽ tăng hơn gấp hai lần, từ 43 tỷ USD lên 109 tỷ USD (5% CAGR).

Phân khúc cải tiến và nâng cấp máy bay dự kiến tăng trưởng tương tự, từ 5,1 tỷ USD lên 13 tỷ USD (5,1% CAGR), trong khi phân khúc đào tạo và vận hành dự kiến tăng từ 4,1 tỷ USD năm 2024 lên 7,6 tỷ USD vào năm 2043 (3,3% CAGR).

Tập đoàn Airbus cũng dự báo khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần 999 nghìn chuyên gia lành nghề mới (gần 45% số nhân lực toàn cầu) trong 20 năm tới.

Tập đoàn Airbus cũng dự báo khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần 999 nghìn chuyên gia lành nghề mới (gần 45% số nhân lực toàn cầu) trong 20 năm tới, bao gồm 268.000 phi công mới, 298.000 nhân viên kỹ thuật mới và 433.000 tiếp viên hàng không mới.

Bà Cristina Aguilar Grieder, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Dịch vụ khách hàng của Airbus cho biết: “Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ có quy mô tăng trưởng và hoạt động lớn nhất về dịch vụ hậu mãi, với nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả, đơn giản hóa và vận hành có trách nhiệm. Airbus sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hãng hàng không và ngành hàng không nói chung trong việc thích ứng với những cơ hội đó”.

Theo Báo Nhân Dân