TP. Thanh Hoá nỗ lực tạo sự đột phá về tăng trưởng
Nhiệm kỳ 2020-2025, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Để hiện thực hóa mục tiêu này, thành phố đã tập trung phát triển các loại hình dịch vụ có giá trị tăng cao nhằm tạo sự đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
TP. Thanh Hóa có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao như dịch vụ du lịch, thương mại, bưu chính - viễn thông - công nghệ thông tin, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, y tế, tài chính - ngân hàng, kinh doanh bất động sản, ăn uống, vận tải...
Để khai thác hiệu quả các tiềm năng này, UBND thành phố đã ban hành chương trình “Phát triển các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao giai đoạn 2021-2025”. Với sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ từ thành phố đến phường, xã đã tạo nhiều chuyển biến tích cực sau 03 năm thực hiện.
Trong phát triển du lịch, thành phố đã lập và điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để thu hút đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai và đưa vào khai thác các điểm du lịch.
Ngoài nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 64,7 tỷ đồng, thành phố đã đầu tư gần 260 tỷ đồng thực hiện một số dự án trọng điểm như: Dự án Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh tại đê sông Mã; dự án cải tạo, nâng cấp Công viên Hội An; dự án xây dựng điểm đón tiếp tại cầu Hàm Rồng... Để quảng bá du lịch, thành phố tích cực tham gia các hội chợ giới thiệu, kết nối phát triển du lịch với các tỉnh phía Bắc, các tỉnh lân cận và TP. Hội An; tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch 3 địa phương - 1 điểm đến (Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh); tổ chức các đoàn Famtrip để xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch.
Nhiều khách sạn lớn trên địa bàn thành phố cũng được đầu tư xây dựng với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đủ khả năng tổ chức các sự kiện lớn. Với tinh thần chủ động, tích cực trong chỉ đạo và thực hiện các giải pháp trọng tâm đã đưa ngành du lịch thành phố có nhiều khởi sắc. Từ năm 2021 đến tháng 06/2023, TP. Thanh Hóa đã đón được 5,335 triệu lượt khách; doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2020.
Để trở thành trung tâm giao thương hàng hóa giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Nguyên và Đông Bắc Lào vào năm 2025 như mục tiêu đã đặt ra, TP. Thanh Hóa đã tập trung phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai dự án Trung tâm Thương mại phường Quảng Thành.
Dự án có quy mô lớn hơn 10 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 170 triệu USD hứa hẹn sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho người dân thành phố cũng như của cả tỉnh, đồng thời có tác động lan tỏa, thúc đẩy các ngành nghề liên quan trong chuỗi cung ứng phát triển mạnh mẽ. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, thành phố đều ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, làm “trụ đỡ” để phát triển dịch vụ thương mại. Giai đoạn 2021-2023, thành phố có 3.982 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ được thành lập mới.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 12 siêu thị, 50 trung tâm thương mại, 38 cửa hàng tiện lợi được đầu tư xây dựng với quy mô hiện đại, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Ba năm qua, ngành thương mại – dịch vụ phát triển nhanh về quy mô, phong phú về ngành nghề. Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ ngày càng tăng, ước năm 2023 chiếm khoảng 33,17% tổng cơ cấu kinh tế; tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 42.471 tỷ đồng, tăng 1,42 lần so với năm 2020.
Với vai trò là trung tâm dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, thành phố được ưu tiên đầu tư hạ tầng, cung cấp dịch vụ viễn thông hiện đại, chất lượng cao. Năm 2023, thành phố có 58% tổng số dân có tài khoản thanh toán điện tử, đạt 89,2% kế hoạch.
Dịch vụ viễn thông, Internet băng rộng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, số thuê bao Internet băng rộng cố định tăng 1,48 lần, từ 250.000 thuê bao (năm 2020) lên 370.000 thuê bao (năm 2023). Hiện nay, thành phố có 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet cố định, thông tin di động, truyền hình qua mạng viễn thông đến 100% khu dân cư, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân...
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các dịch vụ ăn uống cũng phát triển mạnh mẽ. Công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm được siết chặt; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được quản lý, giám sát định kỳ nên số vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng giảm, ý thức chấp hành quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân được nâng lên.
Hiện nay, 1.122 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó có 176 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch của thành phố (vượt chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 có 150 cơ sở).
Những kết quả đạt được ở giai đoạn 2021-2023 là nền tảng quan trọng để thành phố tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của cả giai đoạn 2021-2025 đề ra, đưa TP. Thanh Hóa trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Lê Nam (t/h)
Tin mới
Giá xăng dầu hôm nay 24/9: Tăng nhẹ do lo ngại nguồn cầu
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 24/9 lấy lại đà leo dốc sau cú trượt nhẹ do lo ngại nguồn cầu giảm.
Giá tiêu hôm nay 24/9: Tăng 1,500 - 2,500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 24/9 tăng mạnh từ 1,500 đến 2,500 đồng/kg so với hôm qua. Hiện dao động trong khoảng 151,500 - 153,500 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 24/9: Chạm mốc 71.000 đồng/kg tại Hà Nội
Giá heo hơi hôm nay 24/9 tiếp tục tăng trên cả nước. Hiện dao động trong khoảng 63.000 - 71.000 đồng/kg. Trong đó, mức 70.000 - 71.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, hội nhập trong kỷ nguyên vươn mình"
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dành thời gian trao đổi, với các giáo sư, giảng viên và sinh viên của trường, thẳng thắng trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới các lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội cho tới các mối quan hệ của Việt Nam với các nước và cả các vấn đề mang tính toàn cầu.
Công khai, minh bạch khoản tiền trên 1.656 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Sau 14 ngày phát động đã tiếp nhận về tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương số tiền trên 1.656 tỷ đồng. Ban Cứu trợ Trung ương đã kịp thời phân bổ hỗ trợ đến các địa phương 2 đợt với tổng số tiền 1.035 tỷ đồng.
Bắc Ninh; Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh vừa tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững