Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI - Bài 9: Hậu Giang giữ vị trí số 9

Vừa qua, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023…

Bài 9:Hậu Giang giữ vị trí số 9

PCI 2023, tỉnh Hậu Giang có nhiều chỉ số thành phần tăng so năm trước. Trong đó, chỉ số gia nhập thị trường đạt 7,49 điểm (tăng 0,24 điểm); chỉ số tính minh bạch đạt 6,73 điểm (tăng 0,91 điểm); chỉ số chi phí không chính thức đạt 7,90 điểm (tăng 0,42 điểm); chỉ số thiết chế pháp luật, an ninh trật tự đạt 7,90 điểm (tăng 0,35 điểm).

Đặc biệt, chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp đạt 7,10 điểm (tăng 1,25 điểm)…

Doanh nghiệp là động lực quan trọng để phát triển

Hậu Giang vào TOP 10 bảng xếp hạng PCI, xếp thứ 11 cả nước về chỉ số PGI năm 2023 cho thấy, tỉnh đã thực hiện thành công thông điệp “Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui”.

Tỉnh quyết tâm trong vấn đề cải cách thủ tục hành chính, chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ tỉnh; đồng thời, nhất quán quan điểm “một văn hóa, một ngôn ngữ” - đây là điểm nhấn trong thu hút đầu tư của tỉnh Hậu Giang trong năm qua.

Theo UBND tỉnh, thời gian qua, Hậu Giang xác định doanh nghiệp là động lực quan trọng để phát triển, là chủ thể có nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh Hậu Giang đã hoàn thành quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Định kỳ hàng quý, tỉnh tổ chức “Cà phê doanh nhân” gặp gỡ các doanh nghiệp; thông qua các buổi gặp mặt doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, đồng thời tiếp thu ghi nhận những ý kiến, đóng góp của doanh nghiệp đối với chính quyền trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trong triển khai dự án, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tỉnh Hậu Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, cởi mở, công khai, minh bạch; cũng như những chính sách ưu đãi tốt nhất đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh, những ngành nghề đang được tỉnh tập trung kêu gọi thu hút đầu tư.

Theo đó, tỉnh đã đẩy mạnh rà soát, xây dựng quy định trình tự, thủ tục, nhất là cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế…; công khai hóa các quy trình và rút ngắn thời gian làm thủ tục cho thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, kết nối với các tổ chức tín dụng; hỗ trợ xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ…

Vị Thanh - thành phố tỉnh lỵ của Hậu Giang

Đặc biệt, tỉnh luôn sát cánh, đồng hành và chia sẻ cùng nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất tại Hậu Giang.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh: Phương châm của tỉnh là chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ “chính quyền quản lý” sang “chính quyền phục vụ”; lấy người dân và doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm phục vụ; đồng thời, xem việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giải quyết thủ tục hành chính; hỗ trợ, hướng dẫn, tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp hoạt động là trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức.

Với quan điểm “Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui”; “Thành công của doanh nghiệp là thành quả của tỉnh”, khẩu hiệu hành động là “2 nhanh, 3 tốt” (“Nhanh giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư” và “Cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt”), tỉnh Hậu Giang sẵn sàng chào đón và đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hợp tác, đầu tư, với phương châm “Đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng”.

Điều này, thể hiện khát vọng mới, sự cầu thị, sự cam kết mạnh mẽ và đồng hành của chính quyền, trong việc mời gọi cộng đồng doanh nghiệp đến với Hậu Giang.

Hậu Giang là trung tâm của Tây Nam Bộ

Dự án Khu công nghiệp Đông Phú 2 sẽ tạo đột phá

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa đã ký Công văn số 945/UBND-NCTH gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ý kiến thẩm định đối với hồ sơ Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - Khu công nghiệp Đông Phú 2 (tỉnh Hậu Giang).

Lãnh đạo UBND tỉnh cho rằng:

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - Khu công nghiệp Đông Phú 2, phù hợp về địa điểm, diện tích với Quy hoạch tỉnh Hậu Giang;

phù hợp với Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Đông Phú 2 - đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy hoạch có liên quan khác, cũng như phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm (2021 – 2025), được phân bổ cho tỉnh Hậu Giang theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (được điều chỉnh một số chỉ tiêu tại Quyết định số 227/QĐ-TTg ngày 12/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ).

Một góc thành phố Ngã bảy, tỉnh Hậu Giang

Ngoài ra, các nội dung về hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án, khả năng đáp ứng điều kiện cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất - để thực hiện dự án theo quy định tại khoản 3, Điều 58 - Luật Đất đai và khoản 2, Điều 14 - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ:

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; khả năng đáp ứng các điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án hạ tầng khu công nghiệp, theo quy định tại Điều 9, khoản 1, Điều 10, Điều 37, Điều 38 - Nghị định số 35/2022/NĐ-CP;

Đánh giá khả năng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, trong giai đoạn tới... đều đáp ứng đủ điều kiện để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chủ trương đầu tư.

Vì vậy, UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ - chấp thuận chủ trương Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng - Khu công nghiệp Đông Phú 2 (tỉnh Hậu Giang).

Khu công nghiệp Sông Hậu

Dự án Khu công nghiệp Đông Phú 2, có diện tích 234 ha, triển khai tại xã Đông Phú,  huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang); cách Quốc lộ Nam Sông Hậu khoảng 1.300 m, có vị trí thuận lợi giao thông đường thủy tiếp giáp sông Cái Dầu, giao thông bộ tiếp giáp Đường 3B, từ thị trấn Ngã Sáu đến Quốc lộ Nam Sông Hậu, đã được tỉnh Hậu Giang đưa vào danh mục ưu tiên đầu tư…

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng

Dọc cung đường Quốc lộ 61C, từ TP. Cần Thơ đi TP. Vị Thanh, cũng như trên nhiều tuyến đường giao thông qua tỉnh Hậu Giang, 2 bên là những vườn cây trái xum xuê trĩu quả 4 mùa.

Những đồng ruộng lúa mênh mông, thẳng tắp, khi thì thoang thoảng hương mạ non, lúc thì cúi đầu trĩu hạt, soi mình bên các dòng kinh, rạch..., phong cảnh thôn dã đẹp như tranh, khắc họa đậm nét hình ảnh về một miền quê yên bình, mang lại cảm giác thật dễ chịu cho người qua lại, nhất là lữ khách phương xa.

Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) đầu tư lớn vào Khu công nghiệp Sông Hậu

Những hình ảnh đó, nói lên sự ưu ái mà thiên nhiên ban tặng để Hậu Giang phát triển nền nông nghiệp một cách toàn diện.

​Nằm trong vùng hạ lưu sông Cửu Long, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước thuận lợi; các vùng sinh thái nông nghiệp đa dạng (gồm vùng sinh thái nước ngọt, vùng mặn - lợ, vùng chuyển tiếp ngọt - lợ), Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, từ canh tác các loại cây lương thực năng suất, chất lượng cao đến các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản nước ngọt phục vụ xuất khẩu.

Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với nhiều mặt hàng nông sản nức tiếng gần xa như cam sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc, cá thát lát Hậu Giang, cá rô đồng Hậu Giang, quýt đường Long Trị, cam xoàn Phương Phú, xoài Bảy Ngàn, mãng cầu xiêm... 

Nhiều nông sản của tỉnh đã được sản xuất theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường .

Các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực CNHT chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa  (Ảnh: VGP/Kim Liên)

Trong sản xuất nông nghiệp, lúa, cây ăn trái, thủy sản là những ngành hàng chủ lực của Hậu Giang. Toàn tỉnh có gần 80.000 ha đất trồng lúa, tổng diện tích gieo trồng 177.839 ha, sản lượng 1.185.818 tấn (năm 2023). Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã chuyển dịch cơ cấu giống lúa từ nhóm chất lượng thấp, sang các giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 18, RVT…, phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.  

Cây ăn trái là ngành hàng đóng vai trò quan trọng, mang lại hiệu quả  cao cho người trồng. Hiện toàn tỉnh có tổng diện tích cây ăn trái 45.800 ha; sản lượng hơn 562.000 tấn. Các cây trồng chủ lực có sản lượng lớn như mít (sản lượng 128.787 tấn), chanh (40.624 tấn), khóm (42.064 tấn), bưởi (20.020 tấn), mãng cầu xiêm (8.246 tấn), sầu riêng (14.929 tấn), xoài (33.176 tấn)...

Đến nay, toàn tỉnh có 132 mã số vùng trồng đã được chứng nhận với diện tích là 2.364,5 ha, sản lượng 44.339 tấn. Đồng thời, tỉnh có nhiều cây trồng, vật nuôi đã được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP như lúa, mít, xoài, chanh, khóm, sầu riêng, bưởi, cam xành, mãn cầu, cá tra, lươn... với tổng diện tích nuôi trồng 1.656 ha, sản lượng 31.550 tấn.

Doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, xác định 4 trụ cột kinh tế của tỉnh: Công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng. Trong đó, Hậu Giang định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn, theo chuỗi giá trị gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chủ lực: cây ăn trái - lúa - thủy sản; hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái, chăn nuôi tập trung, công nghệ cao.

Địa phương phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, miệt vườn, sông nước; phát triển thủy sản với sản phẩm chủ lực là cá tra, cá thát lát, lươn; gắn chế biến với mở rộng thị trường; khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi; đồng thời, phát triển lâm nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế rừng sản xuất kết hợp với phát triển du lịch.

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, khởi nguồn và tạo đột phá để địa phương trở thành tỉnh khá trong khu vực và cả nước.

Tỉnh Hậu Giang hướng tới cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 12/12/2023, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Mục tiêu của Quy hoạch là đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; tầm nhìn 2050, Hậu Giang là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các lĩnh vực văn hóa – xã hội phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quan điểm của Quy hoạch đó là:

Xây dựng Hậu Giang trở thành trung tâm kết nối, trung chuyển hàng hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long;

Công viên Giải trí là Kittyd & Minnied

Phát triển đột phá các ngành, lĩnh vực, trên nền tảng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và chuyển đổi số;

Huy động, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại;

Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và các mô hình kinh tế mới, dựa trên 4 trụ cột công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch với 5 đột phá chiến lược “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm”;

Phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm, phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu, động lực của sự phát triển;

Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu;

Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Hội đua thuyền

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 với tầm nhìn chiến lược dài hạn, tư duy đột phát, tạo ra động lực tăng trưởng mới, nổi bật là các chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, đều đặt ra ở mức cao hơn trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Mục tiêu đến năm 2030 - tầm nhìn 2050

Mục tiêu đến năm 2030, xác định những nhiệm vụ trọng tâm sau.

Một là, Hậu Giang trở thành tỉnh phát triển khá về công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long. Đây là thách thức lớn, bởi hiện nay quy mô kinh tế của tỉnh đang đứng thứ 13 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, muốn đạt mục tiêu này, Hậu Giang phải vươn lên vị trí thứ 7 trở lên.

Hai là, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt 8%/năm; đến năm 2026 - 2030 tăng lên 10 - 12%. Như vậy cả 2 giai đoạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khoảng 8,7%, tăng gần gấp đôi so giai đoạn hiện nay, tăng 1,5 lần so đồng bằng sông Cửu Long, được xác định trong Nghị quyết 13 là 6,5 - 7% và tăng 1,4 lần so cả nước.

Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp (Ảnh: bazantravel)

Ba là, từ một tỉnh phụ thuộc ngân sách trung ương gần 70%, đến năm 2030, Hậu Giang phấn đấu cân đối được thu, chi ngân sách, không phụ thuộc quá lớn vào nguồn Trung ương hỗ trợ. Tốc độ thu ngân sách đạt cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vào top 10 cả nước.

Bốn là, mọi chỉ tiêu phát triển, đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân. Tỉnh phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ 54 triệu đồng/người/năm, đến năm 2030, đạt 150 triệu đồng, bằng 85% mức bình quân của cả nước và tương đương 103% mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long.

Tầm nhìn 2050, xác định những nhiệm vụ trọng tâm sau.

Một là, xây dựng tỉnh Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hai là, từ 2031 - 2050; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 36.000 USD/người/năm, đạt ngưỡng các nước thu nhập cao theo phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới.

Du khách tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Ảnh: Baohaugiang)

Ba là, tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ giai đoạn 2010 - 2020 là 153.000 tỷ đồng; giai đoạn 2021 – 2030, đạt 300.000 tỷ đồng; tầm nhìn 2050 là 2.800.000 tỷ đồng.

Bốn là, quy mô dân số đạt khoảng 1 triệu người (tương đương tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên khoảng 1%/năm).

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn 2050 là nơi hội tụ tinh thần “đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng” -khởi nguồn và tạo đột phá cho sự phát triển.

Hậu Giang xem đây là Nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trong giai đoạn tới, đánh dấu thời kỳ đổi mới mạnh mẽ, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất của tỉnh, để địa phương phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. 

Nguồn lực thực hiện quy hoạch tỉnh Hậu Giang

Theo đó, nguồn lực thực hiện quy hoạch, triển khai những nhiệm vụ quan trọng:

Một góc chợ quê - thành phố Vị Thanh (Ảnh: NVM)

Ưu tiên các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, phục vụ phát triển công nghiệp và dịch vụ logistics, trên địa bàn huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, các dự án theo 2 hành lang kinh tế là cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau;

Hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại 4 vùng kinh tế - xã hội động lực - đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả;

Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

Triển khai các giải pháp huy động vốn trong Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 - đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Triển khai hiệu quả nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm;

Đẩy mạnh hợp tác công - tư, khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt các nguồn lực của xã hội;

Thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân GRDP là 8,7%/năm trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030, tỉnh Hậu Giang cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 330.000 tỷ đồng.

Công viên Xà No

Cụ thể:

Nguồn vốn

Cơ cấu trong tổng vốn
giai đoạn 2021 - 2030

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Tổng cộng

112.500 tỷ đồng

217.500 tỷ đồng

Nguồn vốn đầu tư công

36.240 tỷ đồng (32,2%)

37.200 tỷ đồng (17,1%)

Nguồn vốn ngoài đầu tư công

75.010 tỷ đồng (66,7%)

177.750 tỷ đồng (81,7%)

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.250 tỷ đồng (1,1%)

 

UBND tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm về:

Tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu trong hồ sơ trình phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050;

Tổ chức công bố, tuyên truyền, phổ biến thông tin rộng rãi tới Nhân dân, các cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang, tạo đồng thuận và điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án phát triển - đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Chợ đêm Vị Thanh

Chỉ số PCI (tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Provincial Competitiveness Index): Chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân của 63 tỉnh, thành phố. Chỉ số PCI - có thể coi như “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố.Có thể nói, chỉ số PCI đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố. Dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp, PCI phản ánh thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế, môi trường kinh doanh và mức độ thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Nhờ đó, PCI góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt, khi có: Chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt; thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì…

Đến nay, toàn tỉnh có 321 dự án đầu tư,  tổng mức đầu tư hơn 184.733 tỷ đồng. Trong đó: Có 256 dự án ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tổng số vốn hơn 35.537 tỷ đồng; 62 dự án trong khu công nghiệp, tổng số vốn hơn 148.905 tỷ đồng; 3 dự án trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, tổng số vốn  289,9 tỷ đồng. Hậu Giang tiếp tục định hướng phát triển và thu hút đầu tư - tập trung vào 4 trụ cột, gồm: Công nghiệp hiện đại, Nông nghiệp sinh thái, Đô thị thông minh và Du lịch chất lượng.

Bảng công bố xếp hạng TOP 30 tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất năm 2023:

Tỉnh

Điểm số PCI

Xếp hạngg

Quảng Ninh

71,25

1

Long An

70,94

2

Hải Phòng

70,34

3

Bắc Giang

69,75

4

Đồng Tháp

69,66

5

BRVT

69,57

6

Bến Tre

69,20

7

TT-Huế

69,19

8

Hậu Giang

69,17

9

Phú Thọ

69,10

10

Ninh Thuận

69,10

11

Hưng Yên

69,09

12

Lạng Sơn

69,05

13

Cần Thơ

68,88

14

Vĩnh Phúc

68,81

15

Đà Nẵng

68,79

16

Hải Dương

68,68

17

Bình Thuận

68,06

18

Ninh Bình

67,83

19

Tây Ninh

67,80

20

Đắk Nông

67,79

21

Cà Mau

67,65

22

Thái Nguyên

67,48

23

Trà Vinh

67,46

24

Bình Định

67,44

25

Lào Cai

67,38

26

TP.Hồ Chí Minh

67,19

27

Hà Nội

67,15

28

Tiền Giang

66,80

29

Thanh Hóa

66,79

30

Bài sau (bài cuối): Phú Thọ giữ vị trí số 10

Hương Thủy 

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.