Cụ thể, cuối năm 2016 là 2,46%; cuối tháng 8/2017: 2,45%; cuối năm 2017: 1,99%; cuối năm 2018: 1,91%; cuối năm 2019: 1,63% và thời điểm 31/5/2020 là 1,86%.
"Như vậy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng giảm liên tục qua các năm", Chính phủ đánh giá.
Tính từ cuối năm 2018 đến 31/5/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 361,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Tong đó nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý là 307,96 nghìn tỷ đồng (chiếm 85,26%). Nợ xấu bán cho VAMC là 48,52 nghìn tỷ đồng (chiếm 13,43%). Nợ xấu bán cho tổ chức, cá nhân khác là 4,72 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,3%).
Ảnh minh hoạ
Bên cạnh kết quả trong xử lý nợ xấu nói chung, xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 từ khi Nghị quyết có hiệu lực đến 31/5/2020 cũng đạt được kết quả bước đầu quan trọng; các hình thức xử lý nợ xấu được các tổ chức tín dụng vận dụng, áp dụng đa dạng, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.
Lũy kế từ 15/8/2017 - 31/5/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 293,88 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012-2017 của hệ thống các tổ chức tín dụng trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Bùi Quyền