Theo Bộ Y tế, tính đến 6h sáng 22/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19, tổng số ca mắc vẫn giữ nguyên 268. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 67.022, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 358; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.263; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 48.401.

Tại Hàn Quốc ngày thứ hai ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở mức dưới 10 người, với tỷ lệ khỏi bệnh đạt trên 75%.

Lãnh đạo Mỹ, Anh nhất trí tầm quan trọng của việc phối hợp ứng phó đại dịch COVID-19Lãnh đạo Mỹ, Anh nhất trí tầm quan trọng của việc phối hợp ứng phó đại dịch COVID-19

Số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) công bố sáng 21/4 cho biết tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại nước này tăng thêm 9 ca lên 10.683 ca. Số ca tử vong tăng thêm 1 ca lên 237 ca. Cũng theo KCDC, đã có thêm 99 bệnh nhân COVID-19 ở Hàn Quốc hồi phục hoàn toàn, nâng tổng số ca được chữa khỏi lên 8.213 ca.

Trong vòng 24h qua, Singapore tiếp tục có số ca mắc COVID-19 mới nhiều nhất khu vực trong ngày thứ 9 liên tiếp (1.111 người), tiếp tục là nước thành viên ASEAN có nhiều ca COVID-19 nhất. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Singapore với số ca nhiễm mới tiếp tục trên 1.000 ca mỗi ngày, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện cách ly xã hội thêm 4 tuần, tới ngày 1/6, mặc dù thời hạn cách ly xã hội còn 2 tuần nữa mới chấm dứt.

Trong vòng 24h qua, MỹAnh là hai quốc gia ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất thế giới (lần lượt 2.583 và 828 ca). Số người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 tại châu Âu đã vượt quá 107.853, song châu lục này tiếp tục xu thế “hạ nhiệt” diễn biến dịch bệnh, số ca tử vong tại các điểm nóng như Italy, Tây Ban Nha hay Pháp tiếp đà giảm nhẹ những ngày qua.

Về tổng thể, Mỹ vẫn là tâm dịch của thế giới với 815.491 ca nhiễm và 45.097 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Tây Ban Nha với 204.178 ca nhiễm và 21.282 ca tử vong, Italy với 181.228 ca nhiễm và 24.114 ca tử vong, Pháp với 155.383 ca nhiễm và 20.265 ca tử vong và Đức với 147.593 ca nhiễm và 4.869 ca tử vong.

Tại Mỹ, “tâm dịch” New York trong vòng 1 ngày qua ghi nhận thêm 481 ca tử vong, tăng 3 ca so với mức tăng của ngày hôm trước, nâng tổng số ca tử vong của bang lên 14.828 người. Đó là số ca tử vong thấp nhất do dịch COVID-19 kể từ đầu tháng 4 đến nay ở bang này và tình hình tương tự cũng được ghi nhận tại 2 bang lân cận là New Jersey và Connecticut. Số ca tử vong tại bang New York đã giảm trong 5 ngày liên tục, với 478 ca được ghi nhận trong 24h qua, nâng tổng số ca tử vong tại bang này lên 14.347 ca.

Hiện 211, là con số quốc gia và vùng lãnh thổ mà Covid-19 đã hiện diện. Các ca nhiễm được ghi nhận ở tất cả các châu lục trừ Châu Nam CựcHiện 211, là con số quốc gia và vùng lãnh thổ mà Covid-19 đã hiện diện. Các ca nhiễm được ghi nhận ở tất cả các châu lục trừ Châu Nam Cực

Tại Anh, Bộ Y tế Anh cho biết trong 1 ngày qua nước này đã ghi nhận thêm 828 ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên thành 17.337 người, tính tới 16h ngày 20/4 (giờ GMT, tức 23h giờ Hà Nội). Tổng số ca mắc COVID-19 tại Anh tính tới 6h sáng 22/4 (giờ GMT) đã lên tới 129.044 người.

Theo số liệu của Bộ Y tế Tây Ban Nha cho thấy, nước này đã chứng kiến sự tăng nhẹ về số ca tử vong do dịch COVID-19 khi ghi nhận 430 bệnh nhân tử vong trong 24 giờ đồng hồ qua.

Tính tới sáng 22/4, có 21.282 người tử vong ở Tây Ban Nga vì đại dịch COVID-19, qua đó biến nước này thành quốc gia nhiều người thiệt mạng vì đại dịch thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Italy.

Tại Italy, số số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết trong ngày 21/4, nước này ghi nhận thêm 2.729 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 183.957 trường hợp. Trong khi đó, số ca tử vong đã tăng lên 24.648 người (tăng 534 ca). Số ca hồi phục tăng lên 51.600 người (tăng 2.723 ca).

Cùng ngày, Bộ Y tế Đan Mạch cũng cho biết nước này sẽ cho phép việc tụ tập công cộng lên tới 500 người từ ngày 10/5, tăng so với mức giới hạn 10 người trước đó. Quy định mới sẽ có hiệu lực đến ngày 1/9/2020.

Về phần mình, Pháp thông báo cấm tất cả các chuyến bay khởi hành từ bên ngoài khu vực Schengen.

Đức, theo số liệu được Viện Robert Koch (RKI) công bố ngày 21/4, số ca mắc COVID-19 tại Đức đã tăng 1.785 ca lên 143.457 ca, đánh dấu mức giảm nhẹ số ca nhiễm sau 2 ngày giảm liên tiếp. Cũng bắt đầu từ ngày 27/4, các bang Baden-Württemberg  và Bayern  cũng bắt buộc đeo khẩu trang khi đi các phương tiện công cộng và vào cửa hàng, trong đó bang Bayern áp dụng quy định với trẻ từ 7 tuổi trở lên.

Tại Nga, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Nga cho biết tính đến trưa 21/4, nước này ghi nhận thêm 5.642 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 trong vòng 24 giờ qua tại 78 chủ thể liên bang, đưa tổng số mắc COVID-19 lên 52.763 trường hợp tại toàn bộ 85 chủ thể liên bang, tăng 12% so với ngày trước đó.

Tại Bồ Đào Nha, Văn phòng Thị trưởng thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha, cho biết 138 trong tổng số 180 người tị nạn đang cư trú tại một nhà trọ ở thủ đô Lisbon đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Theo truyền thông Bồ Đào Nha, các trường hợp trên đều đang được cách ly.

Theo bà Fadela Chaib, mọi bằng chứng có được cho đến lúc này cho thấy virus SARS-CoV-2 nhiều khả năng đến từ động vật, chứ không phải được được biến đổi hoặc tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Người phát ngôn WHO cũng cho biết hiện vẫn chưa rõ làm thế nào mà virus này có thể truyền từ động vật chủ, nhiều khả năng là từ dơi, sang con người dù chắc chắn là nó phải truyền qua một con vật trung gian.

Tuyên bố mới nhất của WHO liên quan đến nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 diễn ra trong lúc truyền thông phương Tây đang đăng tải nhiều nghi vấn liên quan đến nguồn gốc thực sự của loại virus đang gây ra đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới.

 Trang Nguyễn