Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổ chức Y tế thế giới không khuyến nghị các quốc gia đánh thuế lên nước ngọt

Trước nhiều tranh cãi quanh áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước ngọt. Mới đây, trong báo cáo về các bệnh không lây nhiễm năm 2018 được công bố tháng 6 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không khuyến nghị các quốc gia đánh thuế TTĐB lên thực phẩm và đồ uống có đường vì mục đích bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Theo báo cáo này, các thành viên của WHO có nhiều ý kiến khác nhau về tính hiệu quả của chính sách thuế này trong việc định hướng tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe của người dân. Nhiều ý kiến cho rằng, nước ngọt không phải là nguyên nhân duy nhất đối với một số bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và ung thư. Báo cáo của WHO đã liệt kê ra 4 yếu tố là nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh này. Đó là thuốc lá, lạm dụng đồ uống có cồn, chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động. Báo cáo này cũng chỉ ra ô nhiễm không khí cũng được xem là 1 tác nhân gây ra sự gia tăng của các căn bệnh này.

Tổ chức Y tế thế giới không khuyến nghị các quốc gia đánh thuế lên nước ngọt - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Trên thế giới có khoảng 40 quốc gia áp thuế TTĐB đối với nước ngọt với mục tiêu giảm và ngăn ngừa các bệnh tiểu đường và béo phì. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách thuế này chưa được chứng minh ở bất kỳ quốc gia nào. Theo số liệu của WHO, tỉ lệ người thừa cân, béo phì và tiểu đường ở các quốc gia áp dụng thuế TTĐB trên nước ngọt không những không giảm mà còn tăng đều qua các năm. Ví dụ, tại khu vực châu Á chỉ có 4 quốc gia áp thuế đối với nước ngọt là Brunei, Campuchia, Lào và Thái Lan nhưng tỉ lệ béo phì ở độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi và độ tuổi từ 18 tuổi trở lên ở các nước này vẫn tăng liên tục trong 16 năm qua. Đặc biệt, Brunei và Thái Lan là 2 quốc gia có tỉ lệ béo phì tăng nhanh và cao nhất trong khu vực. Cụ thể, Thái Lan tỉ lệ béo phì ở người từ độ tuổi 5 đến 19 tuổi tăng từ 3,1% (năm 2000) lên mức 11,3% (năm 2016). Còn tỉ lệ người béo phì ở Brunei trong độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi tăng từ 6.4% (năm 2000) lên mức 14,1% (năm 2016).

Chính vì vậy, một số quốc gia đã từng áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt đã bỏ chính sách thuế này. Ví dụ, Đan Mạch là một trong những nước đầu tiên trên thế giới áp thuế TTĐB đối với nước ngọt. Chính sách thuế này được ban hành vào năm 1930. Tuy nhiên, sau 83 năm áp dụng, Đan Mạch đã bãi bỏ thuế TTĐB đối với nước ngọt vào năm 2013, nửa năm sau thất bại của “thuế chất béo”. Gần đây, vào tháng 6.2018, các nhà lập pháp California (Mỹ) đã bỏ phiếu cấm ban hành các loại thuế đánh vào nước ngọt, theo đó sẽ không thông qua bất kỳ loại thuế mới nào đánh vào thực phẩm hoặc đồ uống ít nhất tới năm 2031.

Thay vì khuyến nghị áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, báo cáo của WHO đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Cụ thể là, chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp cùng phối hợp tạo ra 1 môi trường thuận lợi, thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất.

Những quốc gia có tỉ lệ người béo phì và tiểu đường tăng cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore hay Úc, cũng đều không áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường mà tập trung vào các chính sách và chương trình giáo dục về dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và tăng cường vận động. Tại Singapore, chính phủ đã áp dụng chương trình dán nhãn biểu tượng “Healthier choice - HCS” (“Sự lựa chọn lành mạnh” - PV) đối với các sản phẩm thực phẩm đóng gói để giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng theo nhu cầu. Đến nay, 80% người dân quốc đảo đã lựa chọn những sản phẩm có dán nhãn này.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng có cùng quan điểm trên. Trong 1 cuộc hội thảo về phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em, BS Lưu Thị Mỹ Thục (Bệnh viện Nhi Trung ương) chia sẻ “Một trong những biện pháp tốt nhất để kiểm soát cân nặng là thay đổi lối sống, hành vi, tăng hoạt động thể lực. Trẻ dưới 2 tuổi không nên xem ti vi, trẻ lớn hơn thì chỉ được xem tivi dưới 2giờ/ngày hoặc dưới 14 giờ/tuần”. TS. Từ Ngữ - Tổng thư ký Hiệp hội dinh dưỡng Việt Nam - phân tích nguyên nhân khiến béo phì trẻ em tăng cao là do bữa ăn gia đình bị phá vỡ (chiếm 90%) và trẻ lười vận động.

Bên cạnh đó, WHO khuyến nghị các chính phủ nên tăng tỉ lệ phân bổ ngân sách quốc gia cho hoạt động y tế, nâng cao sức khỏe, các chức năng y tế cộng đồng…, đồng thời, thực hiện các biện pháp tài khóa với các cân nhắc dựa trên các bằng chứng đã được chứng minh đối với những sản phẩm không tốt cho sức khỏe.

Bảo Ngọc (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Google vá lỗ hổng zero-day thứ mười trong năm 2024
Google vá lỗ hổng zero-day thứ mười trong năm 2024

Google thông báo rằng, họ đã vá lỗ hổng zero-day thứ mười bị khai thác trong thực tế vào năm 2024...

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế bền vững
TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế bền vững

UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tất cả các đơn vị liên quan thực hiện theo chỉ đạo về phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021 - 2030.

Việt Nam có huy chương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47
Việt Nam có huy chương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47

Đoàn Việt Nam đã giành được 1 huy chương đồng và 3 chứng chỉ nghề xuất sắc tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47 năm 2024.

Đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày liên tục
Đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày liên tục

Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025. Theo đề xuất này, công chức, viên chức nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/1/2025 đến hết Chủ nhật ngày 2/2/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hà Nội: Hàng trăm ha đào Nhật Tân bị lụi tàn sau cơn bão số 3
Hà Nội: Hàng trăm ha đào Nhật Tân bị lụi tàn sau cơn bão số 3

Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão lịch sử (bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao, khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ (Hà Nội) bị hư hỏng do úng nước...

Bắc Giang phấn đấu đến năm 2030 trung bình toàn tỉnh đạt 42,7 giường bệnh/10.000 dân
Bắc Giang phấn đấu đến năm 2030 trung bình toàn tỉnh đạt 42,7 giường bệnh/10.000 dân

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch phát triển giường bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035.