Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổ chức hội thảo “giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long”

Vào ngày 10/1 tại Cần Thơ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Đại sứ quán Hà Lan và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long”. Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt buộc Đồng bằng sông Cửu Long phải giữ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh.

THCL Vào ngày 10/1 tại Cần Thơ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Đại sứ quán Hà Lan và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long”. Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt buộc Đồng bằng sông Cửu Long phải giữ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh. 

Tổ chức hội thảo “giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long” - Hình 1

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tại hội thảo, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh, mục đích của hội thảo là nhằm hỗ trợ Chính phủ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng định hướng, chiến lược và các giải pháp cụ thể để giữ nước trên từng tiểu vùng đồng bằng phù hợp với của từng địa phương.

Hội thảo tập trung vào các vấn đề như: thách thức về quản lý tài nguyên nước của vùng, xem xét khả năng xây dựng chiến lược giữ nước cho toàn khu vực, định hướng cho tương lai về quy hoạch kiểm soát lũ, quy trình vận hành hệ thống tưới tiêu cho vùng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Song song với đó, là đưa ra các giải pháp sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của từng địa phương dựa trên quan điểm của các tỉnh, thành trong việc đề xuất, lựa chọn ra giải pháp giữ nước tối ưu...

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, bà Nienke Trooster cho biết, giữa Việt Nam và Hà Lan đã có mối quan hệ hợp tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Hiện tại, phía Hà Lan cùng các đối tác đang tiến hành nghiên cứu những bước tiếp để hỗ trợ Việt Nam một cách hiệu quả nhất trong việc quản lý nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo là cơ hội giúp đạt được sự đồng thuận mang tính chiến lược ở các tỉnh thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long - công cụ hữu ích giúp thay đổi khu vực này theo hướng tích cực.

Chuyên gia nghiên cứu môi trường, Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện chia sẻ, từ năm 2001 đến năm 2012, diện tích lúa vụ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng bảy lần, đạt 470.000 ha. Diện tích sản xuất lúa vụ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện ước đạt khoảng 800.000ha. Việc các quốc gia thượng nguồn xây dựng đập thủy điện, nhất khu vực hạ lưu sông Mekong đã gây nhiều thiệt hại, làm giảm dòng chảy vào mùa kiệt, mất dinh dưỡng trong nước.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ cho rằng, trước đây an ninh lương thực là ưu tiên số một, sản xuất ra lúa gạo càng nhiều càng tốt nhưng lại không thể tăng thêm diện tích nên phải tăng vụ bằng cách xây dựng các ô đê bao khép kín để sản xuất lúa vụ ba. Thế nhưng, trong bối dinh dưỡng đất đai ngày càng kiệt quệ, tác động của biến đổi khí hậu, các hoạt động giữ nước ở thượng nguồn lên dòng chảy của sông Mekong thì cần phải thay đổi tư duy. Thay vì coi lũ là thiên tai nên tìm cách biến nó thành tài nguyên và cần giữ lại để đối phó những lúc có rủi ro của xâm nhập mặn, hạn hán.

Để tiếp cận vấn đề này thì theo ông Tuấn, vai trò của Ủy hội sông Mekong rất quan trọng trong việc dàn xếp chia sẻ nguồn nước. Đồng thời, phải chấm dứt việc mở rộng diện tích đê bao. Tiếp đến, chỗ nào làm lúa không còn hiệu quả, đất đai kiệt quệ, ô nhiễm quá mức thì dần dần bỏ đê bao; giữ lại những chỗ chưa xây đê bao khép kín; những vùng ngập sâu ở khu vực Đồng Tháp Mười thì phải giữ và không thoát lũ nữa. Cùng với đó, cần phải nghĩ đến sinh kế của người dân trong vùng đất bị ngập lụt. ý.

Việc liên kết vùng, chia sẻ nguồn nước phải trên tinh thần chia sẻ cả rủi ro và lợi ích; trước tiên thực hiện ở vùng Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang rồi sau đó mới mở ra toàn vùng, chứ không nên làm ồ ạt theo phong trào vì sợ không đủ nguồn lực đầu tư.

Tổ chức hội thảo “giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long” - Hình 2

Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân phát biểu tại hội thảo

Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho rằng, do ngăn lũ làm lúa vụ ba nên đất đai Đồng bằng sông Cửu Long đang nghèo đi và nông dân đang sử dụng phân bón ngày càng nhiều hơn. Chính việc làm quá nhiều lúa, bón quá nhiều phân mà sâu bệnh gây hại xuất hiện ngày càng nhiều. Và, khiến chất lượng gạo xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vị giáo sư này cũng cho rằng, việc giữ và điều tiết nước cho Đồng bằng sông Cửu Long không nên chỉ phụ thuộc và Biển Hồ và các vấn đề sử dụng chung nguồn nước sông Meekong. Cần có những giải pháp để giữ và điều tiết nước ở Đồng Tháp Mười. Hiện tại, khu vực này hiện vẫn còn một số diện tích rừng tràm tự nhiên ở Tiền Giang, Long An nhưng diện tích đang bị thu hẹp dần do làm lúa vụ ba nên chưa đáp ứng yêu cầu giữ và điều tiết nước cho Đồng bằng sông Cửu Long.

LÊ ĐẠI

Bài liên quan

Tin mới

Đề xuất mục tiêu đưa nước ta nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao
Đề xuất mục tiêu đưa nước ta nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp thu nội dung "ổn định để phát triển"; đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở
Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.

Phát hiện cơ sở nuôi 24 trẻ sơ sinh không phép tại TP. Hồ Chí Minh
Phát hiện cơ sở nuôi 24 trẻ sơ sinh không phép tại TP. Hồ Chí Minh

Qua kiểm tra thực tế chùa Phật Bửu phát hiện tại đây đang nuôi dưỡng, chăm sóc 24 trẻ sơ sinh. Trong đó, có 16 trẻ sơ sinh trai và 8 bé gái.

Thái Nguyên: Tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc
Thái Nguyên: Tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc

Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 9/9, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên vận hành tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc với tổng lưu lượng xả dự kiến từ 60 đến 300 m3/s để chủ động ứng phó với mưa lũ, đồng thời hạ dần mực nước trong hồ đón lũ, tạo dung tích phòng lũ.

Quảng Ninh: Vỡ công trình thủy lợi Hà Thanh, 400 hộ dân chìm trong biển nước
Quảng Ninh: Vỡ công trình thủy lợi Hà Thanh, 400 hộ dân chìm trong biển nước

Do mưa, phần đập đất vai trai của công trình thủy lợi Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh bị vỡ khoảng 50m; nước từ công trình đã ảnh hưởng đến khoảng 400 hộ dân thuộc ba thôn: Hà Tràng Đông, Hà Tràng Tây, Nà Bắc.

Thái Nguyên: Lũ trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay
Thái Nguyên: Lũ trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, hiện nay, trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy và Trạm thủy văn Chã, lũ đang lên chậm.