Bảo hiểm lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn: Giải pháp cho đồng bằng sông Cửu Long
Nông sản là thế mạnh của ĐBSC
Nông sản là thế mạnh của ĐBSCL, đồng thời là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Tuy nhiên, nông sản đang đối mặt với nhiều rủi ro như chi phí đầu vào tăng, thiếu quy hoạch, cạnh tranh không lành mạnh, thị trường, thiên tai, dịch bệnh… đã khiến không chỉ người dân lao đao, mà các tổ chức tín dụng cũng lâm vào cảnh “nợ khó đòi”.
Hội thảo Giải pháp cho vay nông nghiệp nông thôn có bảo hiểm lãi suất tại ĐBSCL
Để bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của nhà nông và ngân hàng thì “bảo hiểm lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn” là giải pháp tất yếu ở ĐBSCL trong tương lai…
Tín dụng đen “thòng lòng” của người dân
Đến tháng 9/2013, có đến hơn 20,9% số hộ nghèo phải vay vốn từ người cho vay với lãi suất cao, gấp 6 lần so với nguồn vốn vay chính thức, trong khi đó, ở ĐBSCL chưa có con số khảo cứu đáng tin cậy về số hộ nghèo phải vay lãi suất cao.
Cho vay nặng lãi không hề kích thích sản xuất phát triển, mà còn góp phần bần cùng hóa nông dân, người dân đã nghèo lại càng nghèo thêm bởi chi phí lãi vay quá lớn như bán lúa non, vay bằng vàng trả bằng vàng với lãi suất 5 - 7%/tháng, vay bằng lúa 12,5 - 27,5% tháng, vay bằng tiền 15 - 30%/tháng, nếu người nông dân vay tiêu dùng (mua chịu hàng hóa và sẽ trả nợ sau khi thu hoạch) thì lãi suất có thể lên tới 60%/vụ. Không ít trường hợp vì lý do mùa màng thất bát, để có tiền trả nợ vay đúng hạn, người dân sẵn sàng vay nợ với lãi suất 2 - 3%/ngày để thanh toán cho ngân hàng, sau đó làm thủ tục vay lại vốn để trả nợ vay “nóng”. Với hình thức vay này, nhiều nông dân vào con đường tán gia bại sản, bần cùng hóa, không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn “vay – trả” tín dụng đen .
Đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi
Sự phát triển của các mạng lưới tín dụng, đã giúp nông dân dần dần thoát khỏi bóng ma tín dụng “đen”. Ở những vùng có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, 90% hộ nông dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng, lựa chọn cho mình “nơi để vay” với mức lãi suất hợp lý, những khoản vay nặng lãi chỉ còn đáp ứng cho những nhu cầu đột xuất như “vay đáo hạn”, vay trả góp với lãi suất 20%/tháng nhưng số tiền vay, số người vay không nhiều.
Theo ông Lâm Hoàng Sa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, tín dụng ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu, kịp thời nhu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh. Trong 5 năm qua, UBND tỉnh đã đầu tư 23.670 tỷ đồng vốn ngân sách phục vụ nông nghiệp, nông thôn; cho vay nông thôn gần 80.000 tỷ đồng tạo điều kiện cho trên 2 triệu lượt hộ gia đình vay vốn để phát triển nông nghiệp, dư nợ cho vay đến cuối tháng 8/2013 đạt trên 13.400 tỷ đồng.
Cũng theo ông Lâm Hoàng Sa, tín dụng ngân hàng đã góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn Kiên Giang. Các đoàn thể địa phương phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc giải ngân, quản lý nợ vay, cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích đã giúp Kiên Giang giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm 1,5% năm.
Đặc biệt, từ đầu năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2013, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường giải quyết nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đã có những điều chỉnh mang tính đột phá như cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch với nông thủy sản, giảm lãi vay xuất khẩu gạo từ 10%/năm xuống 9%/năm, gia hạn các khoản vay mua tạm trữ thóc gạo vụ đông xuân, giảm lãi suất tiền vay với nợ cũ, giãn nợ tối đa 24 tháng, cho vay nợ mới lãi suất 9%/năm… Những biện pháp này đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng nông thôn ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên.
Nhờ đó, tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện tốt các chương trình, dự án giảm nghèo, chú trọng đầu tư phát triển sản xuất, đào tạo nghề, cung cấp nước sạch, chăm sóc sức khỏe cho hộ nghèo, hộ khó khăn, qua đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49,3%, lao động có việc làm thường xuyên đạt 76,4%, thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2009 – 2013 đạt trên 20,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,84% năm 2011 xuống còn 10,01% năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,12%... Đồng Tháp vươn lên đứng thứ 2 vùng ĐBSCL, đứng đầu cả nước về năng lực cạnh tranh.
Tăng cường phục hồi nông nghiệp
Tính đến tháng 4/2013, cả nước có 234.235 hộ tham gia hợp đồng bảo hiểm với giá trị 5.437.574 triệu đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 303.295 triệu đồng. Cây lúa thu về tổng phí 65,1 tỷ đồng đã bồi thường 6,3 tỷ đồng, vật nuôi thu về 38,7 tỷ đồng đã bồi thường 2,4 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, sản xuất nông nghiệp của nước ta đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, thị trường ngày càng khắt khe cùng với quá trình hội nhập… do đó, sáng kiến đưa ra sản phẩm bảo hiểm lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nằm trong khuôn khổ chương trình chính sách tín dụng của ngành ngân hàng nhằm hướng tới sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững hơn.
Để phát triển nông nghiệp bền vững, Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) công bố đề án 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nông nghiệp nông thôn khu vực ĐBSCL có bảo hiểm từ thiện lãi suất. Ngân hàng Liên Việt và Công ty CP bảo hiểm Xuân Thành đã ký kết thỏa thuận triển khai chương trình cho vay ưu đãi có tài trợ bảo hiểm lãi suất trị giá 5.000 tỷ đồng, trong đó phần bảo hiểm lãi suất cả trung và dài hạn lên tới trên 800 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Liên Việt cho hay, gói bảo hiểm lãi suất cho vay sẽ được triển khai trong trường hợp người nông dân vay vốn gặp rủi ro do thiên tai, mất mùa… không trả được lãi cho ngân hàng. Nguồn vốn ưu đãi được dự kiến phân bổ cho từng tỉnh/thành là: Hậu Giang 270 tỷ, Kiên Giang 2.000 tỷ, Long An 150 tỷ, Sóc Trăng 100 tỷ, Cần Thơ 1.000 tỷ, An Giang 250 tỷ, Cà Mau 750 tỷ và các tỉnh: Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp mỗi tỉnh 80 tỷ đồng phân bổ cụ thể theo từng ngành nghề: Cho vay chi phí sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp là 550 tỷ đồng, cho vay phát triển ngành nghề nông thôn 750 tỷ đồng, chế biến và tiêu thụ nông – lâm – thuỷ sản – muối 750 tỷ đồng, cho vay kinh doanh sản phẩm phục vụ nông – lâm – diêm nghiệp và thuỷ sản 550 tỷ đồng, cho vay sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn 900 tỷ đồng.
Thời gian dự kiến giải ngân từ tháng 12/2013 đến hết tháng 4/2014. Số tiền lãi được bảo hiểm đến hết năm 2015 là hơn 800 tỷ đồng. Đây là chương trình cho vay ưu đãi dựa trên cơ sở ký kết thoả thuận hợp tác độc quyền về các hoạt động bảo hiểm trên toàn bộ hệ thống mạng lưới của Ngân hàng Liên Việt.
Năm 2011, Việt Nam thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg, ngày 01/3/2011 tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có ĐBSCL. Cụ thể, bảo hiểm cây lúa ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, bảo hiểm nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau do Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty CP Bảo Minh và Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam thực hiện. |
Trương Anh Sáng
Tin mới
Một doanh nghiệp bị xử phạt hơn 400 triệu đồng vì vi phạm lĩnh vực khai thác khoáng sản và sử dụng đất
UBND tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Hợp Thịnh do doanh nghiệp này vi phạm nhiều quy định trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và sử dụng đất.
Sau mưa lớn, nhiều tuyến đường, khu đô thị tại Hà Nội ngập trong nước
Sau trận mưa lớn từ đêm 9/9, nhiều tuyến đường tại Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Khu đô thị Nam An Khánh Sudico (Hoài Đức) hay Đại lộ Thăng Long, lối vào gần hai khu đô thị trên đều ghi nhập ngập sâu. Trước đó, tình trạng ngập nước tại khu vực này cũng diễn ra đều đặn, mỗi khi Hà Nội xảy ra mưa lớn, mực nước cao đến đầu gối.
Vĩnh Phúc: Bộ đội biên phòng giúp dân thu hoạch lúa
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, gây mưa lớn trên diện rộng, mực nước các sông dâng cao, khiến nhiều diện tích lúa của người dân xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương chìm trong biển nước...
Vietbank và “cú đúp” trong ngày khai trương Điểm Giao dịch thứ 119 – Phòng Giao dịch Vietbank Thuận An
Sáng ngày 11/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) tổ chức thành công lễ khai trương điểm giao dịch thứ 119 Phòng Giao dịch Vietbank Thuận An (Vietbank Thuận An) – Chi nhánh Bình Dương tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Công nhân Công ty Môi trường đô thị Hà Tĩnh lên đường ra Bắc hỗ trợ khắc phục bão lũ
Sáng 11/9, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh tổ chức gặp mặt, động viên đội xung kích lên đường ra các tỉnh phía Bắc tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3.
Thu hồi viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg)
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có Thông báo gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty CP Dược phẩm Trung ương Codupha về việc thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường