Buổi tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI); Đại diện Tổng cục Quản lý thị trường; Cục Điều tra Chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan; Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (789 game tài xỉu đổi tiền that ); Cục QLTT, Cục Hải Quan các tỉnh, Thành phố; cùng nhiều doanh nghiệp sản xuất và XNK hàng hóa.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, trong những năm trở lại đây, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, Việt Nam trở thành điểm đến, là thị trường hấp dẫn cho các loại thương hiệu, sản phẩm và hàng hoá trong và ngoài nước.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản như tình hình sản xuất ngày một phát triển, hàng hoá đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm ngày một được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, ông Vinh cho biết: “Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra hết sức phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính và gây hoang mang, mất lòng tin đối với người tiêu dùng”.
Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, thời gian qua, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã có những chỉ đạo, định hướng cụ thể, các đơn vị thực thi pháp luật vào cuộc quyết liệt, kịp thời nên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng cho biết, 6 tháng đầu năm 2022 kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái đã giảm sâu. Nhiều vụ việc, vụ án, đối tượng cầm đầu, đường dây ổ nhóm, tụ điểm phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước đã được các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, tạo sự răn đe, phòng ngừa.
Dự báo, những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tiêu thụ hàng giả, hàng nhái trên thị trường sẽ tăng cao đột biến.
Chia sẻ về những khó khăn trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, ông Nguyễn Đức Lê, Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, việc đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng lậu dù được triển khai quyết liệt nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn cần sự đồng lòng của doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng các cơ quan chức năng để giải quyết triệt để.
Ông Lê cho biết, nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề được Chính phủ, cơ quan chức năng quan tâm và có nhiều giải pháp đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm. Lực lượng Quản lý thị trường cũng nỗ lực hết sức chung tay đấu tranh, ngăn chặn, phòng chống vấn nạn này.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Bùi Văn Hoàn, Cục phó Cục Điều tra Chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết, vừa qua nhiều đối tượng đã lợi dụng chính sách ưu đãi và thông thoáng của Chính phủ, nhất là trong giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19 đi sâu và len lỏi vào nội địa với nhiều thủ đoạn mới.
Cụ thể, đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, nhập hàng hoá giấu tên qua đường chuyển phát nhanh, đường hàng không; nhập nguyên liệu kinh doanh sản xuất và chuyển tiêu thụ nội địa, gây thất thu thuế nhà nước.
Hay tình trạng nhập gia công, thay thế nhãn mác, làm giả xuất xứ rồi xuất đi nước thứ 3 ảnh hưởng đến thương hiệu Việt và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đối mặt với tình trạng này, các doanh nghiệp làm ăn chân chính gặp nhiều khó khăn, thậm chí dẫn đến phá sản.
Cục phó Cục điều tra Chống buôn lậu cho biết, trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp tốt với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương thực hiện tốt công tác quản lý xuất nhập khẩu, ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu và vi phạm sở hữu trí tuệ để người dân được tiêu dùng sản phẩm tốt, chất lượng, nhất là trong tháng cuối năm và Tết Nguyên đán sắp tới.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng được lắng nghe ý kiến đóng góp, cũng như những chia sẻ về kinh nghiệm cụ thể trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của chính các đơn vị hiệp hội, doanh nghiệp tham dự.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đưa ra những khuyến nghị, đề xuất với các cơ quan quản lý, về công tác quản lý cũng như chế tài xử phạt đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại như: bổ sung thêm hình phạt nặng để răn đe với các đối tượng vi phạm; cần hình thành cơ chế quản lý giám sát đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp một cách minh bạch, an toàn, có chế tài rõ ràng trong hoạt động thương mại điện tử; …
Thành Nam