Tín dụng cho thủy sản, lâm sản được ưu tiên vì nhiều lý do vượt trội
Theo kế hoạch, gói tín dụng 15.000 tỷ đồng kết thúc vào ngày 30/6/2024, nhưng đến cuối tháng 1/2024, 13 ngân hàng thương mại đã giải ngân 100% mục tiêu của chương trình cho gần 6.000 lượt khách hàng hoạt động trong lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, trên cơ sở đề xuất của VASEP, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo triển khai gói tín dụng 15.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản, trong đó thủy sản chiếm tới 74%. “Gói tín dụng này đã thành công cả về yếu tố thời gian và hiệu quả, đây thực sự là cú huých cho các doanh nghiệp thủy sản phục hồi và phát triển”, ông Nam xác nhận.
Thực tế, gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản giải ngân rất nhanh và về đích trước hạn. Theo kế hoạch, gói tín dụng này kết thúc vào ngày 30/6/2024, nhưng đến cuối tháng 1/2024, 13 ngân hàng thương mại đã giải ngân 100% mục tiêu của chương trình cho gần 6.000 lượt khách hàng.
Kết quả này cho thấy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngành lâm sản, thủy sản rất lớn; đồng thời cũng thể hiện nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Gói tín dụng này được đánh giá là một trong những giải pháp thiết thực, gỡ nút thắt tài chính cho các doanh nghiệp, giúp hai ngành hàng vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, giữ vị trí nằm trong tốp 6 ngành hàng/nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.
Trước thực tế trên, Thống đốc NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét việc nâng quy mô gói tín dụng này lên 30.000 tỷ đồng và đã nhận được sự đồng thuận của các ngân hàng thương mại.
Theo thông tin từ NHNN, đến nay, các ngân hàng đã hoàn thành việc đăng ký nâng quy mô và tiếp tục giải ngân cho vay hai lĩnh vực này với doanh số lũy kế đạt trên 17.500 tỷ đồng với trên 6.500 lượt khách hàng vay vốn.
Trong đó, doanh số cho vay đối với ngành hàng thủy sản đạt trên 13.000 tỷ đồng, đối với ngành hàng lâm sản đạt trên 4.450 tỷ đồng. Việc giải ngân cho vay tập trung phần lớn vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp – chiếm gần 83% tổng doanh số cho vay; khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm 17%.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, nếu giải ngân hết 30.000 tỷ đồng, NHNN sẵn sàng đề xuất lên 45.000 tỷ đồng, thậm chí 50.000 tỷ đồng, bởi đây là chính sách hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp vượt khó trong giai đoạn hiện nay.
Để triển khai hiệu quả gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, Phó Tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam cũng đề nghị các ngân hàng cần xem xét để linh hoạt hơn về thủ tục, hồ sơ, điều kiện tiếp cận vốn; đồng thời, xem xét nâng mức cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lên 50% trong tổng gói vay cho ngành thủy sản, thay vì chỉ khoảng 25-27% của 12.000 tỷ đồng trong gói tín dụng 15.000 tỷ đồng. Khi tăng đầu tư cho doanh nghiệp xuất khẩu sẽ kích cầu, kéo các khâu nguyên liệu lên, tức người nông dân, ngư dân chăn nuôi, đánh bắt thủy sản sẽ được hưởng lợi.
Ông Trịnh Đức Kiên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ, đề xuất các ngân hàng xem xét tăng thời hạn cho vay, bởi hiện nay, lượng hàng tồn kho (lâm sản) tăng lên nên nếu yêu cầu doanh nghiệp ngành gỗ 3-5 tháng phải đảo nợ sẽ rất khó khăn. "Một khoản vay với lãi suất thấp hơn 1-2% trong thời hạn chín tháng sẽ thiết thực hơn với chúng tôi", ông Kiên chia sẻ.
Chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tiếp tục khẳng định tín dụng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được NHNN rất quan tâm. Đối với đề xuất tăng hạn mức cho vay, cho vay dựa trên hàng tồn kho…, ông Tú cho rằng, những vấn đề này thuộc thẩm quyền của các ngân hàng thương mại, vì thế các ngân hàng cần xem xét trên tinh thần đồng hành, thấu hiểu doanh nghiệp; khi ngân hàng thấu hiểu doanh nghiệp sẽ ra quyết định sát hơn, đúng hơn.
"Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng phải chia sẻ trước nỗi lo về khả năng mất vốn của ngân hàng. Muốn ngân hàng đồng hành, chia sẻ thì doanh nghiệp cũng phải cởi mở, chia sẻ với ngân hàng về thông tin tài chính, báo cáo tài chính, từ đó ngân hàng mới xác định được dòng tiền và mạnh dạn cho vay", ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Hải Dương (t/h)
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston
Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, sáng 22/9/2024, giờ địa phương, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.
Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba
Ngày 22/9, tại Hà Nội, Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã khảo sát và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/9 của các công ty chứng khoán.
Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn
Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một bước đi tự nhiên. Ông kêu gọi một cách tiếp cận chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM