(Ảnh: minh họa)

Theo đó, tại Tiền Giang, số người từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh trong những năm gần đây: Năm 2011 có 183.108 người; năm 2012 có 195.029 người; năm 2013 có 205.428 người; năm 2014 có 212.310 người, năm 2015 có 226.449 người, năm 2016 có 235.501 người; năm 2017 có 236.351 người; năm 2018 có 241.113 người, năm 2019 có 231.649 người, năm 2020 có 258.846 người.

Tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên trên tổng số dân tăng đều qua các năm: Năm 2015 là 12,7%; năm 2016 là 13,04%, năm 2017 là 13,04%; năm 2018 là 13,05%; năm 2019 là 13,12% và năm 2020 là 14,59%. 

Cụ thể, mục tiêu của Chương trình được thể hiện cụ thể theo từng năm; trong đó, một số mục tiêu quan trọng như: Người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm đạt 70% và được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% năm 2025; 100% năm 2030. Người cao tuổi được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sa sút trí tuệ...) đạt 70% năm 2025; 90% năm 2030.

Người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe đạt 50% năm 2025; 90% năm 2030. 100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; 100% người cao tuổi khi bị bệnh được khám và điều trị vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030…

Đồng thời, chương trình được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030, chia làm 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2021 - 2025), tăng cường các hoạt động truyền thông, hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe; nâng cao năng lực cho trạm y tế cấp xã; xây dựng và duy trì hoạt động của câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; phát triển mạng lưới tình nguyện viên, tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày; tổ chức triển khai mô hình trung tâm dưỡng lão có nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo phương thức xã hội hóa.

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực khám, chữa bệnh cho phòng khám lão khoa, khoa lão khoa, khu giường điều trị người bệnh là người cao tuổi thuộc các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa... Giai đoạn 2 (2026 - 2030), đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 1; bổ sung các nội dung, giải pháp để thực hiện các hoạt động chưa đạt hiệu quả trong giai đoạn 1 và nhân rộng các mô hình đã triển khai thành công ở giai đoạn 1.

Ngoài ra, chương trình được triển khai tại 172/172 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

PV