Thủy điện trên địa bàn Nghệ An nhiều bất cập
Với số lượng nhà máy thủy điện được bố trí xây dựng dày đặc trên các hệ thống sông, nhiều dòng sông ở Nghệ An đang bị “băm nát”, dòng chảy bị biến đổi. Trong khi, vùng hạ lưu trơ đáy thì vùng thượng lưu các nhà máy thủy điện, nước dâng lên khiến nhiều diện tích rừng bị ngập sâu dưới nước, nhà cửa, ruộng vườn sạt lở. Nhiều bản làng của đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An phải di dời tái định cư kéo theo sự mai một về văn hóa, tinh thần.
Khốn khổ vì thủy điện
Thời gian qua, các dự án thủy điện ở Nghệ An được ví như “nấm mọc sau mưa”. Hiệu quả từ việc thủy điện mang lại đến đâu chưa thấy, nhưng hệ lụy đối với người dân là rõ ràng.
Theo số liệu từ Sở Công thương tỉnh Nghệ An, trên địa bàn tỉnh hiện có 47 dự án thủy điện lớn, nhỏ đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng công suất 1.407.1MW. Sau khi rà soát đã loại 15 dự án do không khả thi. Đến thời điểm hiện nay, đã có 13 dự án thủy điện đã vận hành hòa lưới điện quốc gia,
Các dự án đã và đang được triển khai xây dựng thủy điện trên địa bàn Nghệ An cũng đã lấy đi 5.687 ha đất rừng, 1.733,3 ha đất sản xuất nông nghiệp và hơn 1 nghìn ha đất khác. Kéo theo đó là cùng gần 5000 hộ dân phải di dời đến nơi ở mới, cũng đồng nghĩa với hàng nghìn ha đất đai, ruộng vườn, nhà cửa gắn bó với bao đời của người dân ở các huyện miền Tây xứ Nghệ phải tháo dỡ, bỏ lại để nhường chỗ cho thủy điện. Song, những người dân ấy vẫn đang phải sống trong cảnh nhà cửa xuống cấp, thiếu nước, thiếu tư liệu sản xuất, hạ tầng chưa hoàn thiện… trong suốt nhiều năm qua tại nơi ở mới.
Nổi bật cho thực trạng này phải kể đến dự án thủy điện Bản Vẽ, đây là dự án đã làm cho 3.022 hộ dân ở các xã Yên Na, Yên Tĩnh, Hữu Khuông, Hữu Dương… của huyện Tương Dương phải di dời đến nơi ở mới. Tuy nhiên, gần 15 năm qua kể từ khi chính thức được ngăn dòng vào tháng 12/2005, hàng nghìn hộ dân thuộc diện tái định cư trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Thanh Chương vẫn sống trong cảnh nhà tái định cư xuống cấp, hạ tầng không đảm bảo, tư liệu sản xuất thiếu thốn... Không chỉ vậy, cho đến nay khu tái định cư thuộc 2 xã Ngọc Lâm, Thanh Sơn (huyện Thanh Chương) vẫn đang tồn tại việc bồi thường, cân đối trừ đất giữa nơi đi và nơi đến vẫn chưa thực hiện được do việc vướng mắc trong công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Anh Cụt Văn P, xã Xiêng My (Tương Dương), vùng tái định cư của nhà máy Thủy điện Bản Vẽ, chia sẻ: "Về lâu dài không thể ở được nữa, bởi vì nhà họ xây bị xuống cấp quá nhiều. Nền sụt lún, tường nhà thì nứt nhiều lắm, chúng tôi cảm thấy không an toàn khi sống trong ngôi nhà này.".
Không chỉ riêng ở các khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ, mà thực trạng này cũng đang diễn ra ở các vùng tái định cư của thủy điện Hủa Na, Khe Bố... Đó là hệ thống cấp nước sinh hoạt của một số điểm tái định cư hiện nay đã bị hư hỏng, xuống cấp. Một số hạng mục như bể nước sinh hoạt, nhà cộng đồng, đường giao thông còn thiếu khiến người dân tái định cư đang phải gồng mình sống lay lắt tại nơi ở mới. Cùng với thực trạng ấy, là do sống không quen trong môi trường mới nên không ít hộ dân tái định cư thuộc các vùng định cư liên tục hồi hương, trở về chốn cũ chấp nhận sống lênh đênh trên lòng hồ thủy điện mưu sinh bằng nghề chài lưới qua ngày.
Tương tự như vậy là hại dự án thủy điện Mỹ Lý và Nậm Mô 1 trên thượng nguồn sông Cả, thuộc địa bàn huyện Kỳ Sơn giáp ranh với Lào. Theo đó, hàng trăm hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng được nhận “lệnh” chuẩn bị di dời từ năm 2011.
Từ đó, ròng rã suốt 8 năm qua, hàng trăm hộ dân sống trong nghèo khó và thiếu thốn.
Bà Kha Thị Bút, trú tại xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn bức xúc cho biết: "Chúng tôi đợi mãi mà giờ có thấy xây gì đâu. Nhà cửa không dám sửa sang, mưa xuống ướt hết. Nhiều người bỏ bản đi rồi. Nếu họ không xây thì “xin” dừng đi, cho chúng tôi yên ổn sinh sống”.
Mới đây trong phiên thảo luận tổ 5, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Nghệ An, khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021, một đại biểu huyện Con Cuông phán ánh thực tế ở địa phương, các hội nghị tiếp xúc cử tri có đến 80% ý kiến kiến nghị của cử tri và tiếp nhận 2/3 đơn thư của công dân liên quan đến các dự án thủy điện.
Trôi theo dòng thủy điện
Sau trận lũ lịch sửvào tháng 8/2018 trên địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An), đã gần một năm trôi qua nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được đền bù hỗ trợ.
Thủy điện Bản Vẽ ( huyện Tương Dương, Nghệ An) trong một lần xả lũ
Bà Nguyễn Thị Vinh (bản Cửa Rào 2, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) phản ánh: "Nhà tôi bám mặt đường 7, trên mốc thủy giới của thủy điện Khe Bố. Tuy nhiên, vào ngày 30 - 31/8/2018, do lượng mưa quá lớn, thủy điện Bản Vẽ xả lũ, trong khi thủy điện Khe Bố ở phía dưới lại không xả lũ nên nước dâng cuốn cả nhà tôi đi".
"Ngay sau khi nhà cửa của gia đình tôi bị nước lũ cuốn trôi, chính quyền chức năng đã đến thăm hỏi động viên. Rồi gia đình tôi đi ở nhờ nhà anh em hàng xóm, được một thời gian tôi đã dựng tạm căn lều để sinh sống. Cũng từ đó đến nay gia đình tôi không hề nhận được bất cứ sự quan tâm thăm hỏi động viên từ phía lãnh đạo nhà máy thủy điện Khe Bố cũng như chính quyền địa phương.
Trước cảnh sống tạm bợ, màn trời chiếu đất, tôi và gia đình đã ôm đơn, hồ sơ đi kêu cứu nhiều nơi, nhưng đều nhận được câu trả lời chưa được hỗ trợ" - bà Vinh cho biết thêm.
Một điểm trường huyện Tương Dương bị nhấn chìm trong dòng lũ do thuỷ điện xã lũ năm 2018
Theo bà Lô Thị Trà My - Phó Chủ tịch UBND xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (Nghệ An) “Tổng số hộ bị thiệt hại đợt xã lũ do thủy điện Khe Bố tích nước trên địa bàn xã sau khi thống kê là 171 hộ dân. Ngay sau khi xảy ra sự việc, chính quyền xã đã có mặt tại hiện trường giúp đỡ người dân di dời tài sản, nhà cửa; sau đó thành lập đoàn kiểm tra, kiểm đếm thiệt hại”.
Được biết, trên địa bàn xã có 3 thủy điện đang hoạt động thì có 2 thủy điện Bản Vẽ và Nậm Nơn không nhận trách nhiệm về vấn đề xả lũ; còn thủy điện Khe Bố nhận trách nhiệm và chi tiền đền bù, hỗ trợ người dân.
Không chỉ thiệt hại về tài sản, tháng 5/ 2019 vừa qua, thủy điện Nậm Nơn xả nước không thông báo trước đã khiến anh Vi Văn May (sinh năm 1985, trú tại bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) bị dòng nước cuốn trôi khi cùng em trai chèo thuyền ra chân đập thủy điện Nậm Nơn đánh bắt cá. Người em trai may mắn thoát chết còn anh May bị mất tích dưới chân đập, phải đến hơn một ngày sau, lực lượng cứu hộ mới tìm thấy thi thể của anh về phía hạ lưu.
Thiết nghĩ, đã đến lúc các ngành chức năng Nghệ An cần nhìn lại việc quy hoạch thủy điện một cách ồ ạt để người dân không phải sống trong cảnh “đi cũng dở, ở không xong”
Mạnh Hùng
Tin mới
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Bình Định: Nhiều hoạt động nghĩa tình hướng về miền Bắc
Ngày 11/9, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3. Nhiều hoạt động nghĩa tình đã được đông đảo cán bộ, nhân dân Bình Định hưởng ứng nhằm góp phần hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc sớm khắc phục hậu quả bão lũ…
Công an Quảng Ninh trao 500 triệu đồng và phát động ủng hộ nhân dân thiệt hại do bão Yagi
Nhằm phát huy tinh thần đại đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc, đồng thời, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và Bộ Công an, chiều ngày 11/9, Công an tỉnh tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân và CBCS bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, theo hình thức trực tiếp tại Công an tỉnh và trực tuyến đến Công an 13 địa phương trong tỉnh.
Chính phủ Nga chia buồn và sẵn sàng hỗ trợ thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Chernyshenko nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác quan trọng, lâu đời của Liên bang Nga và bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ thông qua cơ chế Ủy ban liên chính phủ, qua đó, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
Thị xã Quảng Yên lập Sở Chỉ huy tiền phương bảo vệ tuyến đê Đồng Bái
Ngày 11/9, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã lập Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với lũ và triều cường dâng cao bảo vệ tuyến đê Đồng Bái, xã Hiệp Hòa.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường