Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủy điện Đăk Đrinh-Kon Tum: Vì sao không trả tiền đền bù cho người dân xã Đăk Nên?

Đã hơn 5 năm, gần 200 hộ dân xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), nhường nhà cửa, ruộng vườn cho công trình thủy điện Đăk Đrinh thuộc Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam - Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, để chuyển tới khu tái định cư mới. Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa đền bù cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, khiến cuộc sống của họ gặp vô vàn khó khăn?

Thủy điện Đăk Đrinh-Kon Tum: Vì sao không trả tiền đền bù cho người dân xã Đăk Nên? - Hình 1

Ngôi làng tái định cư bỏ hoang

 5 năm người dân mòn mỏi chờ đợi tiền đền bù 

Dự án thủy điện Đăk Đrinh được khởi công từ tháng 9/2009. Nhà máy có công suất 125MW, nằm trên địa bàn tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi, do Công ty cổ phần thủy điện Đăk Đrinh - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) làm chủ đầu tư.

Để thực hiện dự án, có 192 hộ, với 843 khẩu ở xã Đăk Nên huyện Kon Plông (Kon Tum) phải nhường đất cho công trình để đến khu tái định cư nơi ở mới, dù thủy điện có tổng công suất 125MW này đã hoàn thành phát điện từ năm 2013, song cuộc sống của người nơi đây vô cùng bấp bênh.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do Công ty CP thủy điện Đăk Đrinh thu hồi đất nương rẫy của những hộ dân để làm dự án thủy điện, nhưng cho đến nay vẫn không chịu đền bù cho người dân. Người dân, rất nhiều ý kiến kiến nghị với địa phương và chính quyền sở tại cũng hứa với người dân, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được?

Anh Đinh Văn Tối, một người dân làng Xô Luông còn bám trụ ở khu tái định cư trầm ngâm:

57 hộ dân làng Xô Luông quần tụ ngày nào, giờ thành ly tán. Ngoài 11 hộ dân, bất chấp nguy hiểm kiên quyết không chuyển tới khu tái định cư ngay từ ban đầu, hàng chục hộ dân đã nhận nhà tại nơi ở mới rồi cũng bỏ đi. Hiện tại, chỉ còn 5 hộ dân còn ở lại đây.

Thủy điện Đăk Đrinh-Kon Tum: Vì sao không trả tiền đền bù cho người dân xã Đăk Nên? - Hình 2

Những nhà xây trên đồi không có nước sinh hoạt

Thủy điện Đăk Đrinh-Kon Tum: Vì sao không trả tiền đền bù cho người dân xã Đăk Nên? - Hình 3

Những hộ dân ở lại gặp vô vàn khó khăn

Anh Tối cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến người dân bỏ khu tái định cư tìm nơi khác sinh sống. Lý do nước uống không có. Rồi đất đai làm cũng không có nên mấy người dân chạy về hết. Rẫy 1 ha làm hết rồi, bữa nay bên Tu Rét cấm không cho làm do là bên huyện, tỉnh không trả tiền cho họ.

Đặt biệt, những ngày qua, người dân làng Tu Rét, xã Đăk Nên có “thông báo” cho người dân 2 làng Vương và Xô Luông không được tái sản xuất trên đất rẫy của chính họ.

Điều trái ngược này, đến từ việc 5 năm trước. Khi đó, chính quyền xuống vận động, người dân làng Tu Rét đã nhường diện tích rẫy trên để dự án thủy điện Đăk Đrinh tái định canh, định cư cho người dân 2 làng Vương, Xô Luông. 

Người dân ủng hộ, nhường cơm sẻ áo để cấp đất cho các hộ dân 2 làng Vương và Xô Luông để trồng keo từ 5 năm trước .Đến nay, keo đã cho thu hoạch mà người dân trong làng vẫn chưa được đền bù diện tích đất bị thu hồi.

Thủy điện Đăk Đrinh-Kon Tum: Vì sao không trả tiền đền bù cho người dân xã Đăk Nên? - Hình 4

Nhiều nhà bỏ hoang

Việc người dân làng Tu Rét không cho người dân 2 làng Xô Luông và Vương tái sản xuất trên đất rẫy được cấp, khiến họ không thể canh tác nên cuộc sống hiện tại của họ gặp vô vàn khó khăn...

Ngôi làng tái định cư bỏ hoang

 Dạo quanh các khu tái định cư của thủy điện Đăk Đrinh, PV ghi nhận, tại đây các dãy nhà chủ yếu bỏ hoang. Một số hộ dân bỏ làng mới, trở về làng cũ, bất chấp hiểm nguy rình rập vì trong vùng ngập.

Theo người dân sinh sống tại đây cho biết, sau khi nhường diện tích đất phù sa, đất tốt cho thủy điện Đăk Đrinh tích nước, đi vào hoạt động (năm 2014), người dân ở 3 làng Vương, Xô Luông và Tu Rét của xã Đăk Nên đã được tái định cư tại nơi ở mới. Một “ngôi làng” mới được hình thành với những mái nhà xây vội, mọc san sát nhau khiến cuộc sống nơi đây càng trở nên ngột ngạt.

Thủy điện Đăk Đrinh-Kon Tum: Vì sao không trả tiền đền bù cho người dân xã Đăk Nên? - Hình 5

PV đã vào nhiều ngôi nhà bỏ hoang

Vì không có diện tích bằng phẳng nên “ngôi làng” mới được xây dựng từ các đỉnh núi được san ủi lấy mặt bằng. Tại đây, địa hình đồi núi, chia cắt nên việc tìm mặt bằng lớn để định cư cho người dân rất khó. Vì vậy, diện tích nhà, khuôn viên vườn khá chật. Những ngày đầu khi về làng mới, được nhận tiền hỗ trợ nên cuộc sống của dân trong thời gian đầu tạm ổn.

Tuy nhiên, sau gần 5 năm định cư, dường như nơi ở mới đã trở nên “ngột ngạt” vì sự gò bó và nguyên nhân không có đủ đất nương rẫy để họ canh tác, sản xuất nên những hộ dân sinh sống tại đây buộc phải bỏ làng mới, trở về lại ngôi làng cũ.

Ông A Tăng, Bí thư Chi bộ - Già làng Tu Rét cho biết, đất này, chính quyền địa phương thu hồi những năm trước để cấp cho hộ tái định cư. Cái bụng của người dân Tu Rét không muốn cấm bà con làng Vương, Xô Luông sản xuất, nhưng chờ đợi quá lâu mà chưa được nhận tiền đền bù nên người dân Tu Rét bảo nhau làm vậy.

 “Đất Nhà nước thu hồi lâu rồi. Riêng tiền hoa màu chi trả rồi. Tiền đất cứ hứa năm này năm sau hứa mãi. Do đó, bà con rất bức xúc. Bức xúc của bà con không phải số ít mà là số nhiều. Đến năm nay, bà con tự nghiên cứu. Các hộ dân làm dấu cấm cho làng Vương, Xô Luông đừng phát lại để Nhà nước nghiên cứu tại sao dân làm thế?”, ông Tăng nói.

Ngoài ra, tại các khu tái định canh, diện tích đất ruộng nước cấp cho người dân (2 sào/hộ) không tốt, thiếu nước. Cụ thể, làng Vương có 35 hộ dân, nhưng chỉ có 4 hộ dân là canh tác được lúa nước.

Anh A Bảy, người dân làng Vương chia sẻ: "Cả làng chỉ có 4 hộ dân trồng lúa nước, số diện tích còn lại bỏ hoang. Nước về ruộng rất ít, yếu. Vừa qua, kênh mương thủy lợi bị sạt lở, gây hư hỏng nên ruộng thiếu nước, không làm được"...

Thủy điện Đăk Đrinh-Kon Tum: Vì sao không trả tiền đền bù cho người dân xã Đăk Nên? - Hình 6

 PV TH&CL đã có buổi làm việc với ông Đinh Xuân Nhớ, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Nên, huyện Kon Plông (Kon Tum)  

PV TH&CL đã có buổi làm việc với ông Đinh Xuân Nhớ, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Nên, huyện Kon Plông (Kon Tum).

Ông Nhớ  thừa nhận:

Đã hơn 5 năm qua, người dân ở 3 làng Vương, Xô Luông và Tu Rét của xã Đăk Nên nhường gần 200 ha đất để làm thủy điện Đăk Đrinh. Nhưng đến nay, người dân tại xã vẫn chưa được nhận tiền đền bù đất rẫy. Nhiều lần, kiến nghị củangười dân đã được gửi đến các cấp, ngành trong huyện, tỉnh và Trung ương, nhưng đến nay điều mà người dân nhận được vẫn là lời hứa suông.

“Hiện tại, phía chủ đầu tư còn nợ những hộ dân tại xã gần 60 tỷ đồng. Còn việc vì sao lại chậm trễ việc đền bù cho người dân như vậy, ông Nhớ bảo PV lên làm việc với UBND huyện và Hội đồng bồi thường, Ban Quản lý di dân huyện Kon Plông để hiểu rõ hơn ”, ông Nhớ nhấn mạnh.

Theo hướng dẫn của lãnh đạo xã Đăk Nên, PV liên lạc với ông Hà Đức Vịnh, Chánh Văn phòng UBND huyện Kon Plong. Ông Vịnh chỉ chúng tôi qua làm việc với ông Trương Văn Minh, Phụ trách Hội đồng bồi thường,  Ban Quản lý di dân huyện Kon Plông để cung cấp những thông tin liên quan. Nhưng sau năm lần bảy lượt, ông Minh vẫn né tránh tỏ rõ thái độ không hợp tác (?!)...

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

 Trọng Tâm

                                                                                                                                                                                                                

Tin mới

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.

Bình Định: Nhiều hoạt động nghĩa tình hướng về miền Bắc
Bình Định: Nhiều hoạt động nghĩa tình hướng về miền Bắc

Ngày 11/9, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3. Nhiều hoạt động nghĩa tình đã được đông đảo cán bộ, nhân dân Bình Định hưởng ứng nhằm góp phần hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc sớm khắc phục hậu quả bão lũ…