Thừa Thiên Huế: HueWACO- Để nguồn nước được an toàn
Sự việc một số người dân xã Lộc Thuỷ, Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế có đơn khiếu nại Công ty HueWACO vì cung cấp một phần nước từ sông Thừa Lưu được lắng xuống sau ngày 27/8/2021, khi HueWACO chấm dứt lấy nước ở con sông này do nước từ hoàn lưu bão và các trận mưa lớn cuối tháng 8 đầu tháng 9/2021 đã cấp đủ nước cho các con suối cạn kiệt.
Trao đổi với phóng viên Thương hiệu & Công luận, ông Trương Công Nam, Chủ tịch HĐQT HueWACO cho biết, việc sử dụng nguồn nước sông Thừa Lưu là biện pháp tình thế để bổ sung cho Nhà máy nước Chân Mây (NMNCM) đang thiếu hụt. Trước đây NMNCM sử dụng nguồn nước từ suối Voi (56%) và suối Pauger (44%), trung bình 8000 m3/ngđ. Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu gây nên các hiện tượng cực đoan làm chất lượng và lưu lượng nguồn nước suy giảm (từ 50-60%), nhất là vào thời gian cao điểm nắng nóng mùa hè. Để đối phó với tình trạng thiếu hụt nước nguồn trầm trọng vào mùa khô hạn, HueWACO đã khảo sát nhiều phương án để bổ sung nguồn cấp cho NMNCM trong đó có nguồn nước khe Thầy, hầm Hải Vân, sông Thừa Lưu… Tuy chính quyền các cấp đồng ý và theo Luật Tài nguyên nước, nước phục vụ cho sinh hoạt phải ưu tiên hàng đầu nhưng do vấn đề tranh chấp nguồn nước, người dân tại khu vực khe Thầy, hầm Hải Vân không đồng tình cho lấy nước khu vực này. Thậm chí có người còn dùng hung khí doạ dẫm, xua đuổi. Vì vậy, HueWACO buộc phải khai thác nguồn nước sông Thừa Lưu vào cao điểm mùa hè như một giải pháp tình thế cho vấn đề cấp bách này.
Được biết, nước lấy từ sông Thừa Lưu, thực tế qua kiểm nghiệm của cơ quan y tế, đảm bảo tiêu chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt đã vậy còn qua hệ thống lọc, xử lý bằng hoá chất nữa nhưng về cảm quan, người dân thấy một phần nước sông chảy qua đồng ruộng dùng để tưới tiêu, có người thiếu ý thức vứt xác súc vật chết, rác thải xuống sông… nên họ không đồng ý là điều dễ hiểu.
Chúng tôi cho rằng, nước là chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh nguồn nước là trách nhiệm của mỗi người, nhưng trước hết là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Ở Thừa Thiên Huế, thời gian qua tình trạng tranh chấp nước giữa Công ty cổ phần nước với một bộ phận người dân không phải là điều hiếm xảy ra khi một bên là tìm nguồn nước tốt nhất cung cấp cho người dân sử dụng, sinh hoạt còn một bên là các doanh nghiệp ngành du lịch muốn giữ lại nguồn nước để khai thác, phục vụ du lịch nên có điểm, có chỗ đã xảy ra tranh chấp; kích động một bộ phận người dân chống đối, phản kháng khiến đơn vị cấp nước không thể khai thác được.
Đơn cử như ở huyện Phú Lộc, dù UBND tỉnh cho phép HueWACO nghiên cứu, thăm dò nguồn nước từ suối Khe Thầy, hầm Hải Vân… bổ sung vào NMNCM đang bị thiếu hụt thì bị chống đối. Để đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, Công ty HueWACO buộc phải lấy nước bề mặt sông Thừa Lưu thay thế thì bị khiếu nại là nước “bẩn” (?)
Thậm chí tháng 7/2019, nguồn nước sinh hoạt phục vụ cho người dân huyện Phú Lộc và khu du lịch quốc tế Laguna đang cạn kiệt, nhưng các hộ dân kinh doanh du lịch ở Suối Voi (Khe Mệ) vẫn vô tư dùng ống PVC DN169 lấy nước từ đầu nguồn suối Voi phục vụ du lịch khiến Công ty HueWACO phải có công văn kêu cứu.
Gần đây nhất, ngày 9/8/2021, UBND huyện A Lưới, có công văn số 891/UBND-VP yêu cầu Công ty HueWACO “Dừng thi công xây dựng đập dẫn nước tại nguồn A Nô, xã Hồng Kim”. Trong lúc trước đó, ngày 30/3/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có công văn số 2546/UBND-XD đồng ý cho Công ty HueWACO sử dụng nguồn nước suối A Nô, tại xã Hồng Kim để bổ sung cho Nhà máy nước Tà Rê, huyện A Lưới. Lý do mà UBND huyện A Lưới buộc dừng vì việc xây dựng đập nước “Ảnh hưởng về mặt mỹ quan và hoạt động du lịch sinh thái tại thác A Nô” theo kiến nghị của cử tri.
Trước tình trạng tranh chấp nguồn nước ngày càng gia tăng, để đảm bảo an ninh nước, cung cấp nước sạch cho nhân dân, ngày 12/8/2021, Công ty HueWACO, doanh nghiệp vốn nhà nước chiếm trên 70% đã có công văn báo cáo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND… tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị: cho phép HueWACO khoan thăm dò và khai thác nước ngầm để bổ sung nguồn nước cho nhà máy Chân Mây khi cần thiết. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác nguồn nước từ các khe suối…; đồng ý chủ trương đầu tư Nhà máy nước Thủy Yên công suất 12.500m³/ngđ lấy nước từ hồ Thủy Yên…
Chúng tôi cho rằng những kiến nghị của Công ty HueWACO là cần thiết, thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối việc cung cấp nước đảm bảo chất lượng đến người dân. Nhưng trên hết vẫn là trách nhiệm của các cấp chính quyền, địa phương đang quản lý nguồn nước, không thể vì nguồn lợi du lịch mà bỏ qua nguồn lợi lớn hơn, là sức khoẻ của người dân. Luật Tài nguyên nước đã chỉ rõ ưu tiên số một là nước sinh hoạt, xong mới sử dụng vào việc khác, thế nhưng ở đây nhiều nơi, nhiều chỗ vẫn còn xem nhẹ.
Năm 2021 này, chủ đề của Ngày Nước thế giới là “Giá trị của nước” nhấn mạnh tầm quan trọng, giá trị của tài nguyên nước; tăng cường các giải pháp hiệu quả bảo vệ nguồn nước trước áp lực của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu. Nhắc Chính quyền các địa phương và các ban ngành đừng vì lợi ích trước mắt mà xem nhẹ tranh chấp nguồn nước vì đây chính là an ninh- An ninh nước
Trần Minh
Tin mới
Hải Dương: Huy động tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3
Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản đối với tỉnh Hải Dương. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả của bão, sớm đưa cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ổn định trở lại.
Quảng Ninh: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia ứng cứu sự cố tràn đập Hà Thanh
Trong sáng 9/9, do hoàn lưu sau bão số 3 kèm theo mưa lớn, nước lũ dâng cao tràn đập Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) khiến hàng trăm hộ dân ngập trong nước.
Lào Cai tiếp tục sạt lở đất làm 5 người bị vùi lấp
Ngày 9/9, tại thôn Hấu Dào, xã Bản Phố xảy sạt lở đất đá làm đổ sập hoàn toàn một nhà dân khiến 5 người chết và 1 người bị thương.
Có khoảng 10 ô tô, 13 nạn nhân rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu
Theo báo cáo sơ bộ từ địa phương, có khoảng 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị rơi xuống sông Hồng khi cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32 tại tỉnh Phú Thọ bị sập.
Sơn La: Bộ đội Biên phòng giúp Nhân dân khắc phục hậu quả do mưa bão
Trong 2 ngày (7 và 8/9), do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa bàn khu vực biên giới xảy ra mưa lớn cục bộ và kéo dài. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực quân số để sẵn sàng ứng phó, giúp Nhân dân khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.
Lào Cai: Tạm dừng thông quan qua cửa khẩu Kim Thành do ảnh hưởng mưa lũ
Do ảnh hưởng của mưa lũ, từ 13 giờ hôm nay (9/9), phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam